Nguồn gốc từ Thế chiến II: Theo nhà sử học Jeannette Estruth, trong suốt Thế chiến II và những năm sau đó, số lượng các trường đại học nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã có sự bùng nổ. Cả 2 trường nổi tiếng là đại học UC Berkeley và Stanford cũng tham gia với hàng loạt nghiên cứu về địa lý, vũ khí hóa học, khí tài do thám và khoa học máy tính. |
Với sự hiện diện của Mỹ trong chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương, vùng bờ Tây đã trở thành một trung tâm quan trọng về đóng tàu, vận chuyển và vật liệu, thực phẩm. Con người, tiền bạc, tài nguyên được tập trung ở đây và tạo tiền đề cho sự bùng nổ công nghệ. Một lượng lớn nhà ở sau đó do những người quyết định ở lại lập nghiệp đã được xây dựng. |
Cuộc khủng hoảng của ĐH Stanford và sự ra đời của hàng loạt phòng thí nghiệm công nghệ: Sau chiến tranh, ĐH Stanford đã trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề về ngân sách. Người sáng lập Leland Stanford thậm chí còn phải cầm cố tất cả đất đai của trường xung quanh khu vực Palo Alto. |
Tuy nhiên, ĐH Stanford vẫn có quyền cho thuê và chính quyền đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền bằng cách thuê đất đại học. Đối tượng tiềm năng chính là những sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường và đang có ý định bắt đầu kinh doanh hoặc sử dụng phòng thí nghiệm. Chính điều này đã dẫn đến mật độ dày đặc của các công ty công nghệ xung quanh ĐH Stanford ngày nay. |
Sân bay San Jose được mở rộng: Việc mở rộng sân bay San Jose vào những năm 1980 đã khiến ý tưởng về một Silicon Valley hiện đại trở nên khả thi. Với lo ngại sẽ bị Nhật Bản bỏ lại phía sau, Mỹ muốn xây dựng một khu vực trung tâm giúp tạo mối quan hệ kinh doanh giữa các khu vực. Đây là tiền đề quan trọng để Silicon Valley ra đời và kết nối với khu vực Châu Á. |
Sân bay San Jose trước đây vốn chỉ có sức chứa đủ để dành cho các máy bay nhỏ trong khu vực. Sau khi được nâng cấp, sân bay đã có sức chứa đủ cho các máy bay thương mại khổng lồ từ châu Á. Điều này dẫn đến sự bùng nổ về du khách và lượng tiền đầu tư vào khu vực. San Jose từ đó trở thành một biểu tượng cho nước Mỹ về sự thịnh vượng của ngành công nghệ. |
Chân dung “8 kẻ phản bội”: Năm 1956, nhà nghiên cứu từng đạt giải thưởng Nobel, William Shockley tuyển một nhóm sinh viên cùng các tiến sĩ trẻ với mục tiêu phát triển và sản xuất thiết bị bán dẫn mới. Tuy nhiên bởi sự độc đoán, 8 nhân viên hàng đầu của công ty đã rời bỏ Shockley để thành lập một công ty mới. Shockley tức giận và gọi tất cả là những kẻ phản bội. |
Năm 1957, nhóm “8 kẻ phản bội” gồm Sheldon Roberts, Eugene Kleiner, Jean Hoerni, Gordon Moore, Jay Last, Victor Grenich, Julius Blank, và Robert Noyce đã thành lập công ty mới có tên Fairchild Semiconductor. Nhờ 8 nhân vật này, các sản phẩm bóng bán dẫn và mạch tích hợp được ra đời. Nhờ những sản phẩm độc quyền từ Fairchild Semiconductor, Intel cùng AMD sau đó được ra đời và bắt đầu chiếm lấy Silicon Valley. |
Phiên điều trần lịch sử của Facebook: Lời khai trước Quốc hội Mỹ năm 2018 của CEO Mark Zuckerberg đã đánh dấu một kỷ nguyên mới về trách nhiệm giải trình. Zuckerberg bị chất vấn về sự can thiệp từ phía nước Nga vào cuộc bầu cử ở Mỹ và scandal liên quan tới hoạt động khai thác dữ liệu của Cambridge Analytica. |
Nhà sử học Estruth cho biết bà rất ngạc nhiên khi phiên điều trần này được diễn ra. Theo Estruth, đây có thể chính là dấu hiệu báo trước cho một giai đoạn mới mà chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ các công ty công nghệ lớn.
TechTalk via Zing.vn |