NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI SỬ DỤNG POPUP CHO PHÙ HỢP
Link: http://uxmilk.jp/58208 Popup còn có tên gọi khác là modal window, dialog box hay modal popup. Thế nhưng dù mang tên gì đi chăng nữa, thì ngay bản thân popup cũng đã bị coi là có chút vấn đề cần xem lại về mặt khả năng sử dụng. Khi đánh giá vào tần suất hiển thị popup trong một website ...
Link: http://uxmilk.jp/58208 Popup còn có tên gọi khác là modal window, dialog box hay modal popup. Thế nhưng dù mang tên gì đi chăng nữa, thì ngay bản thân popup cũng đã bị coi là có chút vấn đề cần xem lại về mặt khả năng sử dụng. Khi đánh giá vào tần suất hiển thị popup trong một website thông thường, ta thấy rõ ràng rằng các nhà UI designers và nhà lập trình rất ưa thích sử dụng popup. Nhưng có vẻ các users thì không mặn mà lắm với hình thức này. Thực tế có nhiều UI designer và user đánh giá không tốt về việc sử dụng popup. Vậy thì tại sao popup vẫn được sử dụng rộng rãi như vậy. Công ty Justinmind đã thực hiện một cuộc điều tra nho nhỏ trong nội bộ công ty. Điều tra chi tiết về ý kiến của người dùng và lắng nghe thông tin từ các nhà designer. Dưới đây là kết quả thu thập được.
Tại sao lại sử dụng popup?
Quay trở lại bản chất của popup, chúng ta có thể hiểu được tính năng đặc biệt của hình thức này. Với vai trò như một yếu tố graphic trong design, popup truyền đạt thông tin đến người dùng. Kể cả khi đang quay trở lại trang chủ, nhưng nếu user không thao tác gì trên popup như là click hay input text, thì cũng không thể tiếp cận được với cửa sổ của trang chủ. Vì popup được hiển thị với mục đích gián đoạn tạm thời thao tác của users, và được thiết lập như là thước đo mức độ giao tiếp với người dùng ( bằng việc yêu cầu người dùng trà lời các vấn đề liên quan).
Việc sử dụng popup
Popup được sử dụng trong nhiều trường hợp. Từ những popup có nội dung vô thưởng vô phạt như spam, đến những popup xác nhận hoặc đề xuất nội dung liên quan. Đối với một UI designer, nhắc đến popup là liên tưởng ngay đến việc họ được cho thêm một mảnh đất mới để mà khai phá. Theo UX MAG, Popup giống như là cứu cánh trong lúc deadline cận kề hay là phương thức tái sử dụng lại nội dung của page hiện tại. Popup có phải là công cụ hiệu quả trong UI design không. Vấn đề ở đây là popup đang được dùng rời xa so với mục đích làm cho UX và khả năng trải nghiệm người dùng trở nên tốt đẹp hơn. Tại sao popup là “yếu tố UI bị ghét nhất”?. Trước khi trả lời câu hỏi đó, phải chăng là chúng ta nên nhìn lại những mặt tốt khi sử dụng popup. Khi công ty Justinmind hỏi câu hỏi sau trong bảng điều tra online “Popup có nên tồn tại không”, trong tổng số câu trả lời, có 21% là ra sức bảo vệ cho ưu điểm của popup, 56% ý kiến trung lập, và 23% trả lời là đó là hình thức sử dụng phí phạm trong design. Vậy những điểm lợi của popup là gì 1.Tăng tỉ lệ chuyển đổi Dù gì đi chăng nữa, điều quan trọng nhất vẫn là tỉ lệ chuyển đổi (à tỉ lệ khách hàng truy cập website và có hành động trên website như mua hàng, đăng ký thành viên, đăng ký nhận email… Những hành động này như là những mục tiêu hướng tới của người quản trị web, nhà marketing hay biên tập viên nội dung). Hầu hết những nhà sáng chế phụ trách nội dung web online đều rất quan tâm đến tỉ lệ chuyển đổi này. Nói nôm na là lượng mua hàng, download, signmap của E mail. Dường như là những popup mà được lập ra với mục tiêu tăng tỉ lệ chuyển đổi thì có hiệu quả rất tốt. Chúng ta hãy thử xem popup của Appsumo làm ví dụ. Theo appsumo, plugin popup của Listbuilder rất có ích trong việc thu thập địa chỉ email 110.313 cái trong vòng 30 ngày. Ngoài ra theo yêu cầu của Steven McDonald tại User Testing.com, bản thân popup chính là yếu tố dẫn dắt vận hành web thứ 3. Tại sao popup lại quan trọng như vậy trong lĩnh vực thương mại điện tử. Theo ông Ott Niggulis của ConversionXL, trong lĩnh vực online, 99% người ghé trang lần đầu là sẽ không mua gì cả. 75% trong số đó là có khả năng ghé thăm lại trang web lần nữa. Và popup chính là công cụ follow up giúp thu thập địa chỉ email của những người đã ghé thăm trang. Tại sao lại như vậy. Đây chính là nhờ có “ năng lực thuyết phục” và tương tác marketing ( quảng cáo tới một số lượng nhiều không ổn định). Những người từng làm marketing qua điện thoại hay quảng cáo trên tivi đều hiểu rằng, tương tác marketing là việc hết sức có ích. Gián đoạn tạm thời thao tác của users và hiển thị tin nhắn thông qua popup. Như đã trình bày ở trên, những popup mà được lập ra với mục đích tăng tỉ lệ chuyển đổi thì rất có tác dụng. Tại đại học Alberta, khi tiến hành sử dụng popup, thì số lượng signup của newsletter từ 1,2 cái 1 ngày tăng lên thành 12,15 cái 1 ngày. Mặc dù số lượng chưa phải là quá lớn nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng tỉ lệ chuyển đổi đã tăng lên khá nhiều. 2. Không gây ảnh hưởng đến tỉ lệ bỏ trang Câu hỏi đặt ra là nếu popup gây giản đoạn thao tác của user thì user có ngay lập tức rời bỏ trang đấy hay không. Theo ConversionXL, thì sẽ không hẳn là như vậy. Bởi vì theo các ví dụ thực tế của Niggullis、WPBiginner và Backlinko, thì khi áp dụng popup, tỉ lệ bỏ trang là 0 tròn trĩnh. Túm lại là đánh giá theo tỉ lệ chuyển đổi thì popup khá là có ích
Nhược điểm của popup
1. Con số to, không thể nói lên điều gì được Nếu chỉ nhìn riêng về tỉ lệ chuyển đổi thì popup là một công cụ tuyệt vời. Thế nhưng con số lại dẫn đến nhiều sự hiểu lầm. Ví dụ thay vì nhìn vào tỉ lệ signup ấn tượng của newsletter, chúng ta hãy cùng nhìn nhận chính xác hơn nào. Popup có thể tăng được tỉ lệ người dùng signup nhưng những user có được từ hình thức đó thì ngay cả click hay mở mail marketing cũng không hề làm. 2.Có khả năng gây tổn hại đến plugin image Popup tăng khả năng chuyển đổi nhưng có thể gây ảnh hưởng đến plugin image. Nielsen Norman đã chỉ rõ rằng một exit popup ( popup hiện ra trước khi người dùng thoát khỏi trang web) sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm và hình ảnh chuyên nghiệp của trang web đó. Đây chính là gây tổn hại đến thương hiệu của người dùng. Jon Reed cũng đồng tình với quan điểm này. Đừng có chỉ sử dụng mỗi popup như là công cụ Call To Action người dùng. Vì đối với người dùng, việc này là lãng phí thời gian. Ví dụ trong trang web của bạn, hiện lên popup với tiêu đề “ Bạn có ghét cái popup của chúng tôi hay không?”, thì chắc là người dùng sẽ không ngần ngại mà click vào “Yes”. 3. Ảnh hưởng đến UX và khả năng trải nghiệm của người dùng Quay trở lại câu hỏi: Người dùng cảm thấy thế nào khi trải nghiệm sử dụng popup. Ngài Sergi Arvalo phụ trách UX của công ty Justinmind chỉ ra rằng “Popup có rất nhiều tính năng, sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, là một công cụ khá mạnh mang tính cưỡng chế ép buộc” Và đối với popup, bối cảnh lúc đó rất là quan trọng. Trong lĩnh vực quảng cáo thì những con số thống kê có sức thuyết phục rất lớn. Và 70% trong số người dùng ở Mỹ là rất bực bội với những quảng cáo thông qua popup. Theo SearchEngineLand, nguyên nhân chủ yếu khiến user hay thoát trang nhanh chóng đó là do những quảng cáo khiến họ bực bội. Tất nhiên không phải là tất cả popup đều vậy, có những popup có những giá trị riêng của nó. Arvalo đã chỉ ra rằng “ Nếu mục đích là trong cùng 1 page, muốn trình bày thông tin liên quan đến user thì popup là một công cụ lí tưởng. Và đó cũng là phương pháp tuyệt vời làm gia tăng giá trị thể hiện cho designer tại một nơi vốn giới hạn về diện tích như vậy” Nói chung là popup khá là phức tạp Continues