Những điều cơ bản về Agile. Lý tưởng và thực tế
12 nguyên tắc Agile Ưu tiên cao nhất của dự án là thỏa mãn khách hàng bằng việc bàn giao sản phẩm sớm và liên tục. Hoan nghênh các thay đổi từ phía khách hàng, kể cả các thay đổi vào giai đoạn cuối. Bàn giao sản phẩm theo chu kì từ vài tuần đến vài tháng. Chu kì ngắn tốt hơn chu kì dài. ...
12 nguyên tắc Agile
- Ưu tiên cao nhất của dự án là thỏa mãn khách hàng bằng việc bàn giao sản phẩm sớm và liên tục.
- Hoan nghênh các thay đổi từ phía khách hàng, kể cả các thay đổi vào giai đoạn cuối.
- Bàn giao sản phẩm theo chu kì từ vài tuần đến vài tháng. Chu kì ngắn tốt hơn chu kì dài.
- Các nhân viên hiểu nghiệp vụ và các lập trình viên phải làm việc cùng nhau hàng ngày.
- Tổ chức dự án xoay quanh những cá nhân tích cực. Hỗ trợ và tin tưởng họ.
- Phương pháp giao tiếp tốt nhất trong đội dự án là gặp mặt trực tiếp.
- Các chức năng đã họat động là thước đo chính cho tiến độ dự án.
- Khuyến khích phát triển bền vững: Lập trình viên, người dùng, nhà quản lí…phải có khả năng tham gia dự án một cách liên tục.
- Liên tục cải tiến chất lượng thiết kế và mã nguồn.
- Tính đơn giản giữ vai trò cốt yếu. Làm càng ít càng tốt.
- Những yêu cầu và thiết kế tốt nhất được nảy nở từ những nhóm làm việc tự chủ.
- Sau những khoảng thời gian nhất định, đội dự án xem xét cách thức cải tiến hiệu quả công việc.
Trên đây là 12 Nguyên tắc của Agile và được coi là guidleline để thực hiện dự án theo Agile. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, sẽ nảy sinh một số vấn đề:
1, Vai trò của Scrum Master, Product Owner, Team
Scrum Master chịu trách nhiệm đảm bảo rằng team tuân theo qui trình Scrum. Product Owner đại diện cho cách nhìn của khách hàng và hướng dẫn team làm việc đáp ứng nhu cầu của người dùng. Team chịu trách nhiệm làm cho công việc được thực hiện. Các thành viên cần có kinh nghiệm và trách nhiệm bởi vì Scrum yêu cầu team tự quản, điều đó có nghĩa : không có người quản lí dự án hay người manager để chỉ đạo team nhưng mọi thành viên của team đều cần làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc được giao. Nếu chỉ có người Scrum Master ý thức được vai trò của mình là không đủ.
2, Cuộc họp hằng ngày
Cuộc họp Scrum hàng ngày để chia sẻ thông tin và phân công nhiệm vụ. Hôm trước làm gì, gặp vấn đề gì (đề xuất giải pháp), hôm nay làm gì. Cuộc họp Scrum hàng ngày kéo dài 10 phút nhưng sai lầm chung là các thành viên thường quyết định bỏ qua cuộc họp này. Scrum hàng ngày là thời gian mà các thành viên team thảo luận về công việc của họ với nhau cũng như chia sẻ kinh nghiệm và học từ nhau. Scrum Master phải giám sát và đo tiến bộ của Sprint để thông báo cho Team. Do tính chất quan trọng này, cuộc họp cần được duy trì đều đặn
3, Ngại thay đổi.
Thay đổi mindset và thói quen. Thay đổi là khó khăn và không thoải mái, đặc biệt là với những người đã có những thành công với waterfall truyền thống, "như trước đây, mọi thứ vẫn ổn". Để thay đổi được điều này rất cần thời gian cho các thành viên.