12/08/2018, 13:38

Những điều cơ bản về chức năng suggest (autocomplete) của Google

Thông thường khi đặt tiêu đề cho một nội dung bài viết thì các developer thường sẽ dựa trên tiêu chuẩn nào? Câu trả lời bạn nhận được có thể sẽ là: dù nội dung bài viết có hình thức nào đi chăng nữa thì tiêu chuẩn cơ bản khi tạo tiêu đề vẫn là dựa trên nhu cầu của người sử dụng (user). Có khá ...

Thông thường khi đặt tiêu đề cho một nội dung bài viết thì các developer thường sẽ dựa trên tiêu chuẩn nào?

Câu trả lời bạn nhận được có thể sẽ là: dù nội dung bài viết có hình thức nào đi chăng nữa thì tiêu chuẩn cơ bản khi tạo tiêu đề vẫn là dựa trên nhu cầu của người sử dụng (user).

Có khá nhiều phương pháp để nắm bắt được nhu cầu của user và một trong những phương pháp đó là “suggestion keyword” (từ gợi ý). Đặc biệt, từ gợi ý (suggestion keyword) của Google còn được trang bị hệ thống quy luật toán học có thể phản ánh hành động tìm kiếm của user, do đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp nắm bắt nhu cầu của user ít được mọi người quan tâm này nhé.

Bài viết này sẽ cho chúng ta những cái nhìn cơ bản về chức năng gợi ý (suggest) (auto complete) của “ông lớn” Google.

Từ khóa gợi ý (suggestion keyword) là gì?

Khi bạn nhập một từ khóa tìm kiếm vào các trang web có kèm theo chức năng tìm kiếm như netshop hay công cụ tìm kiếm thì những từ có hiệu suất được tìm kiếm cao sẽ được tự động hiển thị ra. Chức năng đó được gọi là gợi ý (suggest), và từ khóa được hiển thị ra đó được gọi là từ khóa gợi ý (suggestion keyword)

1.jpg

Từ khóa gợi ý (suggestion keyword) hiển thị cùng với từ khóa đã nhập.

Chức năng gợi ý (suggest) được sử dụng cho những trang web có khối lượng dữ liệu lớn như YouTube, Amazon,.. và đương nhiên không thể thiếu được các công cụ tìm kiếm chủ yếu như Google hay Yahoo,...

Trong thời đại ngày nay có thể thấy chức năng gợi ý này được sử dụng rộng rãi trong các trang web, tuy nhiên chức năng này ban đầu được Google ứng dụng vào công cụ tìm kiếm từ khoảng năm 2011. Có thể nói “Google suggest” là một chức năng gợi ý đặc trưng của Google, từ năm 2011 chức năng gợi ý này đã được đổi tên thành “Google autocomplete”. Đi cùng với việc đổi tên này thì chức năng gợi ý cũng được nâng cấp để nâng cao tính ứng dụng đối với user (giảm bớt thời gian của thao tác nhập, đưa ra gợi ý ứng với nhu cầu của user nhanh nhất có thể)

Tiêu chuẩn thiết lập từ khóa gợi ý (suggestion keyword)

Google đang nỗ lực cải thiện công cụ tìm kiếm hướng đến mục tiêu “ trở thành công cụ tìm kiếm dễ sử dụng đối với user”. Chức năng gợi ý được thiết kế dựa trên lý tưởng đó trong thực tế đang dựa trên quy chuẩn nào để thiết lập từ khóa hiển thị.

Trong quá khứ Google đã từng phát biểu về các yếu tố cấu thành lên quy chuẩn.

・Khối lượng tìm kiếm

・Vị trí và ngôn ngữ sử dụng của user

・Từ khóa đã được user tìm kiếm trước đó.

Hiện nay, “việc tìm kiếm trước đó” đã phát triển thành vấn đề cá nhân nên từ khóa gợi ý (suggestion keyword) được hiển thị sẽ thay đổi tùy theo user hay tùy theo thời điểm tìm kiếm.

Autocomplete giúp liên kết và tìm kiếm ngay lập tức.

Công cụ tìm kiếm của Google đang thực hiện chức năng gợi ý (suggest) và tìm kiếm cùng một lúc để giúp user tìm kiếm nhanh nhất có thể.

Tìm kiếm ngay lập tức (instant search) là chức năng cho hiển thị kết quả tìm kiếm ngay khi đang nhập từ khóa mà không cần phải click button search.

Google autocomplete và instant search liên kết với nhau nên kết quả search sẽ thay đổi theo từ khóa gợi ý.

Hiển thị kết quả tìm kiếm ở cột gợi ý (suggest)

Điểm thông minh trong kết quả tìm kiếm của Google đã trở thành một đề tài lớn, bên cạnh đó chức năng gợi ý (suggest) cũng đã được cải tiến đến mức độ đáng ngạc nhiên.

Ví dụ:

2.jpeg

Khi nhập 「1+1」hệ thống sẽ cho hiển thị 「2」 ở phần gợi ý.

3.jpeg

Khi nhập 「Tên địa danh+thời tiết」, hệ thống sẽ trả về kết quả hiển thị icon thời tiết và nhiệt độ hiện tại ở phần gợi ý.

4.jpeg

Khi nhập「Tên công ty+giá cổ phiếu」thì bạn sẽ thấy giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại được hiển thị ở phần gợi ý.

Autocomplete của Google đã được nâng cấp để không chỉ đoán trước và cho hiển thị “từ khóa user muốn tìm kiếm” mà còn dự đoán cả “thông tin mà user muốn nắm bắt” để hiển thị ra kết quả tương ứng.

Tổng kết

Độ chính xác của autocomplete và đồ họa tri thức ngày càng được nâng cao thì kéo theo nó cũng có nhiều nguy cơ xảy ra. Bởi khi số lượng user tìm được kết quả mong muốn trong giai đoạn tìm kiếm tăng lên thì số lượng truy cập vào các trang homepage sẽ giảm đi. Tuy nhiên, việc ứng dụng autocomplete và đồ họa tri thức không đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp sẽ bị tổn thất. Thay vào đó, nhờ việc dự đoán trước nhu cầu của người sử dụng mà một công cụ quý gía đối với những người cung cấp bài viết được tạo ra. Chức năng gợi ý của Google được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, tuy nhiên nó cũng vẫn sẽ dựa trên tiên đề “nâng cao tính ứng dụng đối với user”

0