21/09/2018, 17:45

Những điều nên làm khi lập trình khi chán nản

Đôi lúc trong cuộc sống, bất cứ nghề nào cũng vậy bạn không thể tránh khỏi việc bị stress, quá tải hay không còn hứng thú với các dự án nữa. Dù đó là đam mê thì cũng có lúc khó khăn ập đến, bạn bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể tiếp tục, làm sao mình có thể thoát khỏi tâm trạng tồi tệ này?

1. Nguyên nhân

lap-trinh-vien-tao-cam-hung-lap-trinh 3

Trước hết, chúng ta hãy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng quá tải, chán nản của người lập trình. Chúng tôi tạm phân làm hai nguyên nhân chính: Chủ quan và Khách quan

  • Nguyên nhân chủ quan

– Sức khỏe suy giảm: Thói quen của lập trình viên thường là làm bạn với mỳ gói, thuốc lá, cà phê,… ăn uống thất thường; cả ngày ngồi bên máy tính; không có thời gian hoặc không chịu rèn luyện thân thể. Đó là những thứ mà nhiều người lập trình không thể tránh khỏi và gây ra những mối nguy hại rất lớn tới sức khỏe. Mệt mỏi, trầm cảm, nhức đầu,… thậm chí tâm thần ở mức độ nào đó.

– Quá chú tâm vào công việc: Tình trạng này xuất hiện ở rất nhiều người. Các nhà khoa học gọi đó là “nghiện việc”. Nghiện bất cứ thứ gì cũng sẽ sinh ra những điều tiêu cực. Nghiện việc làm tăng năng suất của bạn trong một thời gian khá dài nhưng đằng sau đó, nó làm cơ thể bạn không muốn dừng lại, tất cả các cơ quan sẽ bị quá tải.

– Quá vội vàng trong công việc: Có khi nào bạn mắc quá nhiều “bug”, chạy chương trình mãi mà vẫn không thành công hay bạn cảm thấy luôn thua kém so với người khác? Đó là bởi kiến thức cơ bản của bạn có nhiều lỗ hổng, kinh nghiệm của bạn còn kém. Làm quá vội, chỉ lo được cái trước mắt thì bạn mãi mãi không cải thiện được bản thân mình.

– Không đúng phương pháp: Biểu hiện của nó là bạn làm bài test Java mãi mà lúc nào cũng chỉ đúng được 1/3 trong khi những người khác thì tiến bộ từng ngày. Có thể do bạn quá vội vàng như trên hoặc cách bạn học có vấn đề.

  • Nguyên nhân khách quan

lap-trinh-vien-tao-cam-hung-lap-trinh

 

– Là những nguyên nhân do các môi trường xung quanh bạn mang lại, bạn sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị phụ thuộc vào nó.

– Gia đình: Đây là nguyên nhân đầu tiên chúng tôi muốn đề cập tới bởi khi sắp ra trường, nhiều bậc phụ huynh đã tạo áp lực rất lớn lên con cái mình. Bạn có bao giờ phải nghe những câu đại loại như: “Sớm tìm được việc đi đấy không là tao cắt tiền ăn”; “nó cũng bằng tuổi con mà đi làm ở tập đoàn lớn rồi đấy” hay chỉ những câu động viên nho nhỏ như “ Mọi việc tùy con quyết định, tìm được việc là bố mẹ mừng rồi”. Ai mà biết được áp lực của sinh viên cuối cấp thế nào chứ! Chẳng ai đụng vào cũng đã quá nhiều áp lực rồi.

– Bạn bè: Đứa thì chưa ra trường đã có việc, đứa thì có việc ngon, rồi thằng bạn học bên kinh tế đã kiếm bao nhiêu tiền mỗi tháng… mà mình thì vẫn long đong, lận đận.

– Áp lực công việc: Deadline, bug, tester, leader,…. mang lại cho bạn không biết bao nhiêu thứ hại não hằng ngày.

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới công việc của bạn nhưng trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến những nguyên nhân cơ bản mà nhiều người gặp nhất.

    2. Giải pháp khắc phục

     

    lap-trinh-vien-tao-cam-hung-lap-trinh 4

    Khoảng thời gian chưa tìm được việc luôn gây ra nhiều áp lực nhất với các lập trình viên. Bạn thiếu kiến thức mà thời gian có hạn; bạn không tự tin trong các cuộc phỏng vấn; bạn bị gia đình thúc ép;… Tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh như vậy và hầu hết ai cũng vậy. Tất nhiên tôi có những kỹ xảo để vượt qua nhưng tôi không chắc những cách đó có thể áp dụng với mọi người. Tôi đã làm như sau:

    • Nghe vào tai nọ ra tai kia: Để làm được việc này cũng cần luyện tập, nghe những lời khó nghe mà không phản ứng gì, không để nó đọng lại trong đầu.
    • Tìm đến bạn bè: Hãy tìm đến những đưa bạn sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mình để kể khổ, đi chơi,… Nó sẽ giúp bạn vơi đi nhứng nỗi lo trong lòng.
    • Tìm đến Phật giáo hoặc các diễn giả nổi tiếng: Tôi đảm bảo sau khi nghe giảng kinh, sau khi ngồi thiền, sau khi nghe các bậc tiền bối kể chuyện, bạn sẽ thoải mái và vững tin hơn nhiều.
    • Tự tin vào bản thân: Đừng sợ hãi mỗi khi phỏng vấn, đừng ngần ngại với những công việc nhỏ nhất. Bạn xuất phát điểm thấp hơn người khác thì hãy chọn công việc phù hợp với bản thân; bạn không có gì trong tay thì hãy chấp nhận thực tập không lương. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng có phải vậy không!
    • Lên kế hoạch làm việc hợp lý: Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ một phương pháp quản trị thời gian hiệu quả có tên Pomodoro (có nghĩa là quả cà chua trong tiếng Ý). Cách thực hiện là bạn hãy làm việc theo các khoảng thời gian 25 phút với 1 pomodoro sau đó nghỉ 5 phút. Và sau 4 pomodoro, bạn nghỉ dài hơn với 15-20 phút. Có 1 lưu ý là nếu bạn bị gián đoạn bởi công việc khác, bạn cần thực hiện lại từ đầu chuỗi pomodoro của mình. Tập trung hoàn toàn trong mỗi pomodoro sẽ giúp bạn tăng hiệu quả làm việc lên tối đa.
    • Rời xa bàn phím khi công việc quá tải: Nghỉ ngơi thư giãn là điều cần thiết để lấy lại năng lượng sau quá trình tham gia các dự án.
    • Quen với áp lực công việc: Bạn phải làm quen với những lời thúc giục từ sếp, những lời chỉ trích của đồng nghiệp,… Hãy coi đó như bữa điểm tâm thường ngày. Thay vì để ý đến nó hãy chú tâm vào hoàn thành công việc được giao.

    Với bài viết này, tôi tin rằng các bạn đã nhận ra phần nào những yếu điểm của mình và có được những phương pháp “độc” nhất để tự quản trị cuộc đời. Trong những loạt bài tiếp theo, những điều thú vị nhất về nghề lập trình sẽ tiếp tục được chia sẻ giúp các bạn đi đến thành công. Hẹn gặp lại các bạn!

     

    Nguồn: smartjob

    0