Những kiến thức thường gặp dành cho các Ruby Developer mới (Part 2)
Hôm nay, mình xin giới thiệu tiếp về những kiến thức cở bản và cần thiết dành cho các Ruby Developer mới. Bạn có thể xem lại bài Part 1 ởi link này https://viblo.asia/p/nhung-kien-thuc-thuong-gap-danh-cho-cac-ruby-developer-moi-part-1-gAm5yxVXldb. Part 1 mình đã giới thiệu những kiến thức cần ...
Hôm nay, mình xin giới thiệu tiếp về những kiến thức cở bản và cần thiết dành cho các Ruby Developer mới. Bạn có thể xem lại bài Part 1 ởi link này https://viblo.asia/p/nhung-kien-thuc-thuong-gap-danh-cho-cac-ruby-developer-moi-part-1-gAm5yxVXldb.
Part 1 mình đã giới thiệu những kiến thức cần thiết như: instance variables, class variables, modules, cách sử dụng extend, include, các class và object .... Hôm này mình sẽ giới thiệu tiếp như sau:
Khác với ngôn ngữ lập trình khác, Ruby có một kiểu variable được gọi là Symbol. Để tạo symbol, chúng ta dùng : ở trước các từ khác như::name, :@foo, ... Symbol có thể dùng để đặc trưng cho tên method, instance variables và constants. ví dụ:
worker = { :name => "John Doe", :age => "35", :job => "Basically Programmer" } puts worker[:name] # => "John Doe"
Method calls trong Ruby có thể dùng {...} hoặc do ... end ỏ sau nó. ví dụ
[1,2,3].each { |i| print i } hoặc [1,2,3].each do |i| print i end
Những code ở giữa được gọi là block.
Storing Blocks
Ruby blocks có thể gán hoặc lưu giá trị của nó ở trong 2 container: Procs và Lamdas. Mình có thể so sánh việc store này giống như anonymous functions của javascript, tức là mình không cần tạo method, mình có thể tạo các blocks và gán luôn cho biến nào đó. Có nhiều các để dùng Procs và lambdas như sau:
// Procs add = Proc.new {|a, b| a + b} // Lambdas add = lambda {|a, b| a + b} // hoặc add = -> (a, b) {a + b}
Để thực hiện, mình dùng hàm #call
puts add.call 1, 2 # => 3
Một vấn đề có thể xảy ra khi bạn có tên module hoặc class giống với tên của core Ruby module. ví dụ
module MyModule class File end class Thing def exist?(path) File.exist?(path) end end end thing = MyModule::Thing.new thing.exist?('/etc/hosts') # => udefined method `exist?' for MyModule::File:Class
Để fix lỗi này, bạn cần dùng :: operator ở trước tên mà bị trùng ấy như sau:
module MyModule class File end class Thing def exist?(path) ::File.exist?(path) end end end thing = MyModule::Thing.new thing.exist?('/etc/hosts') # => true
Nếu bạn có danh sách các giá trị, bạn hoàn toàn tạo thành hash bằng sử dụng Hash[...]
Hash['key1', 'value1', 'key2', 'value2'] # => {"key1"=>"value1", "key2"=>"value2"}
Đây là một kỹ thuật viết rất dơn giản và có ích. Cách viết này thuòng dùng để cache lại kết quả mà đã tính toán hoặc đã thực hiện rồi, tránh việc tính toán hoặc thực hiện lại. Nó sẽ đảm bảo là hàm đó chỉ chạy đúng một lần đầu tiên.
def total @total ||= (1..100000000).to_a.inject(:+) end
Khi mình gọi hàm total lần đầu, nó sẽ thực hiện tính toán. Nếu mình gọi lại một lần nữa, sẽ lấy giá trị đã có, không cần tính toán lại.
Qua 2 bài đã giới thiệu về những Tips quan trọng trong Ruby xong, mong các bạn sẽ hiểu được nhiều hơn. Chi tiết xem các tài liệu sau đây: https://devblast.com/b/ruby-tricks-improve-code https://www.sitepoint.com/common-trip-ups-new-rubyists/ http://www.rubyinside.com/21-ruby-tricks-902.html