27/12/2018, 23:10

Những lỗi sai lầm mà developer mới vào nghề thường hay mắc phải

Trước tiên in hãy lưu ý rằng nếu bạn là một programmer mới chập chững bước vào thế giới IT, bài viết này không phải để làm bạn cảm thấy nhụt chí trước những sai lầm mắc phải mà thay vào đó là giúp bạn nhận ra và tránh lặp lại chúng. Đây đều là những sai lầm tôi từng mắc phải, thật ...

Trước tiên in hãy lưu ý rằng nếu bạn là một programmer mới chập chững bước vào thế giới IT, bài viết này không phải để làm bạn cảm thấy nhụt chí trước những sai lầm mắc phải mà thay vào đó là giúp bạn nhận ra và tránh lặp lại chúng.

Đây đều là những sai lầm tôi từng mắc phải, thật may là bản thân đã rút ra kinh nghiệm cũng như có những thói quen code tốt hơn. Tôi hi vọng bạn cũng sẽ làm được đó.

1) Viết Code một cách không có kế hoạch

High-quality written content, in general, cannot be created easily. It requires careful thinking and research. High-quality programs are no exception.

Nội dung “chất” luôn rất khó để tạo ra. Nó đòi hỏi bạn phải cân nhắc cẩn thận cũng như tìm hiểu trước. Viết program cũng tương tự như vậy:

Suy nghĩ. Nghiên cứu. Lên kế hoạch. Viết. Xác thực. Chỉnh sửa.

Thật không may là chẳng có đường tắt nào cho bạn, chúng ta đều phải tự luyện cho mình thói quen làm những hoạt động này.

Một trong những sai lầm lớn nhất của tôi khi mới làm lập trình viên là cứ đâm đầu vào viết code ngay lập tức mà không hề suy nghĩ hay nghiên cứu gì. Dù rằng bạn vẫn có thể làm được với những app nhỏ đơn lẻ nhưng mọi thứ sẽ trở nên rối rắm khi qui mô của nó mở rộng ra.

Người xưa thường có câu uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, bạn cũng sẽ cần phải nghĩ kĩ trước khi viết bất cứ code gì để không phải hối hận.

Lập trình thực chất đa phần là đọc code trước đó, nghiên cứu về nó, và lên kế hoạch để viết những tính năng mang tính cải thiện dần cho code. Quá trình viết code vốn chỉ chiếm tầm khoảng tối đa 10% thời lượng của quá trình.

Đừng bao giờ nghĩ rằng lập trình là viết code mà nó là quá trình sáng tạo đầy logic đòi hỏi thời gian để vun đắp.

2) Lập quá nhiều kế hoạch trước khi viết code

Đúng vậy, dù việc lên kế hoạch trước khi viết code là tốt nhưng nếu làm quá thì nó sẽ “đầu độc” chính bạn.

Đừng tìm kiếm một kế hoạch hoàn hảo mà chỉ cần nó ổn với những bước mà bạn có thể bắt đầu ngay thôi. Sự thật là kế hoạch luôn thay đổi, nhưng nó sẽ cho bạn một hướng đi rõ ràng. Ngược lại, quá nhiều kế hoạch chỉ làm lãng phí thời gian.

Tất nhiên, trường hợp ở đây chỉ áp dụng cho những app nhỏ lẻ vốn là những gì mà một lập trình viên mới vào nghề có thể làm. Còn nếu bạn phải tiếp nhận một project khủng thì tất nhiên quá trình lên kế hoạch cũng phải tăng qui mô theo.

3) Đánh giá thấp tầm quan trọng của code chất lượng

If you can only focus on one aspect of the code that you write, it should be its readability. Unclear code is trash. It is not even recyclable.

Nếu bạn bắt buộc phải tập trung vào một thứ khi viết code, thì hãy ưu tiên tính dễ đọc. Code dơ xấu còn tệ hơn rác vì nó không thể tái sử dụng được.

Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của chất lượng của code. Bởi đọc code cũng chính là một cách giao tiếp. Và nhiệm vụ chính của một coder là phải giao tiếp rõ ràng không chỉ với máy tính mà còn cả đồng nghiệp, người đọc khác.

Những thứ nhỏ nhặt nhất cũng cần phải được lưu ý, cho dù là việc nhất quán trong viết hoa viết thường hay độ dài của một dòng code. Rất nhiều vấn đề tương tự đều có thể nhanh chóng khắc phục nhờ vào linting formatting tools. Trong JavaScript, chúng ta có 2 tool cực kì hữu dụng là ESLint Prettier. Hãy sử dụng chúng.

4) Chọn ngay phương pháp đầu tiên

When I was starting to program, I remember that when I got presented with a problem, I would find a solution and just immediately run with it. I would rush the implementation right away before thinking about the complexities and potential failures of my first identified solution.

Khi còn mới bắt đầu học lập trình, tôi thường có thói quan áp dụng ngay phương pháp mà mình mới nghĩ ra cho một vấn đề thay vì thật sự suy nghĩ và đánh giá mức độ khả quan của nó.

Cho dù phương pháp đó thật sự có thể giải quyết được vấn đề nhưng nó có thể chưa phải tốt nhất. Và bạn thường tìm ra được đáp án tối ưu nhất khi đã liệt kê ra mọi cách giải quyết mình có thể thực hiện. Nếu bạn không thể nghĩ ra nhiều cách giải quyết cho một vấn đề thì thường đó có nghĩa là bạn vẫn chưa thật sự hiểu nó.

Hãy luôn tìm kiếm một phương pháp đơn giản nhất – dễ đọc, dễ hiểu, dễ bảo trì, hiệu quả cao, kết quả tốt.

5) Cứng đầu không chịu bỏ cuộc

Một sai lầm khác mà tôi thường hay mắc phải nhưng lại ít chịu thừa nhận là khi bạn thấy rõ có phương pháp đơn giản hơn nhưng lại không nỡ bỏ những gì mình đã làm để thay đổi. Đây có lẽ là một vấn đề liên quan tới mind-set không muốn bị cho là kẻ bỏ cuộc sớm. Nhưng thật ra khi nói đến lập trình thì bạn cần phải hiểu rằng tốt nhất hãy thường thất bại và thất bại thật sớm.

Ngay kể từ khi bạn cảm thấy có gì đó sai trong phương pháp của mình thì hãy ngay lập tức nghĩ tới việc đọc và nghiên cứu lại vấn đề một lần nữa.

6) Không chịu xài Google

Đã có rất nhiều lần mà tôi vốn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách bỏ công tìm hiểu về nó thông qua Google.

Vì vậy, trừ khi bạn đang học về một công nghệ đi trước thời đại, thì mỗi khi gặp phải vấn đề, hãy tiết kiệm thời gian và Google nó trước.

Nhờ đó bạn sẽ hiểu rõ về vấn đề mà mình phải đối mặt cũng như những cách thức mới mà có thể bản thân chưa từng nghĩ tới. Tuy vậy, sử dụng Google là để giúp bạn chứ không phải là công cụ copy và paste code.

(hết phần 1)

Techtalk via edgecoder

0