12/08/2018, 17:42

NodeJS căn bản - phần 1

1. NodeJS là gì? NodeJS là một mã nguồn được xây dựng dựa trên nền tảng Javascript V8 Engine, nó được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web như các trang video clip, các forum và đặc biệt là trang mạng xã hội phạm vi hẹp. NodeJS là một mã nguồn mở được sử dụng rộng bởi hàng ngàn lập trình viên ...

1. NodeJS là gì?

NodeJS là một mã nguồn được xây dựng dựa trên nền tảng Javascript V8 Engine, nó được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web như các trang video clip, các forum và đặc biệt là trang mạng xã hội phạm vi hẹp. NodeJS là một mã nguồn mở được sử dụng rộng bởi hàng ngàn lập trình viên trên toàn thế giới. NodeJS có thể chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau từ WIndow cho tới Linux, OS X nên đó cũng là một lợi thế. NodeJS cung cấp các thư viện phong phú ở dạng Javascript Module khác nhau giúp đơn giản hóa việc lập trình và giảm thời gian ở mức thấp nhất.

Khi nói đến NodeJS thì phải nghĩ tới vấn đề Realtime. Realtime ở đây chính là xử lý giao tiếp từ client tới máy chủ theo thời gian thực. Giống như khi bạn lướt Facebook thì mỗi khi bạn comment hay like một topic nào đó thì ngay lập tức chủ topic và những người đã comment trên đó sẽ nhận được thông báo là bạn đã comment.

2. Các đặc tính của NodeJS

Qua phần tìm hiểu NodeJS là gì mình có giới thiệu một đặc tính rất quan trọng đó là Realtime, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều đặc tính mà bạn cần phải biết trước khi học NodeJS.

  • Không đồng bộ: Tất cả các API của NodeJS đều không đồng bộ (none-blocking), nó chủ yếu dựa trên nền của NodeJS Server và chờ đợi Server trả dữ liệu về. Việc di chuyển máy chủ đến các API tiếp theo sau khi gọi và cơ chế thông báo các sự kiện của Node.js giúp máy chủ để có được một phản ứng từ các cuộc gọi API trước (Realtime).
  • Chạy rất nhanh: NodeJ được xây dựng dựa vào nền tảng V8 Javascript Engine nên việc thực thi chương trình rất nhanh.
  • Đơn luồng nhưng khả năng mở rộng cao: Node.js sử dụng một mô hình luồng duy nhất với sự kiện lặp. cơ chế tổ chức sự kiện giúp các máy chủ để đáp ứng một cách không ngăn chặn và làm cho máy chủ cao khả năng mở rộng như trái ngược với các máy chủ truyền thống mà tạo đề hạn chế để xử lý yêu cầu. Node.js sử dụng một chương trình đơn luồng và các chương trình tương tự có thể cung cấp dịch vụ cho một số lượng lớn hơn nhiều so với yêu cầu máy chủ truyền thống như Apache HTTP Server.
  • Không đệm: NodeJS không đệm bất kì một dữ liệu nào và các ứng dụng này chủ yếu là đầu ra dữ liệu.
  • Có giấy phép: NodeJS đã được cấp giấy phép bởi MIT License.

Sơ đồ về các thành phần quan trọng trong NodeJS:

3. Tìm hiểu mối liên hệ giữa JavaScript và NodeJS

Nền tảng NodeJS là Javascript, khi bắt đầu với lập trình NodeJS chúng ta cần nắm rõ kiến thức về JavaScript để việc bắt đầu với NodeJS dễ dàng hơn. Khi lập trình với NodeJS bạn sử dụng hoàn toàn cú pháp của Javascript, code JavaScript hoạt động được trên Node, nhưng điều ngược lại thì chưa chắc, NodeJS vẫn có tích hợp một số module riêng nên chỉ sử dụng được trong NodeJS chứ trong Javascript không sử dụng được.

Khai báo và sử dụng biến:

var hello = 'hello world';
console.log(hello);

Kết quả nó sẽ in giá trị của biến website lên màn hình.

Lệnh kiểm tra điều kiện if else:

var hello = 'hello world';
if (hello) {
	console.log(hello + ' NodeJS');
} else {
	console.log(hello);
}

Kết quả như sau:

Vòng lặp:

var array = ['C++', 'Java', 'JavaScript', 'NodeJS'];
for(var i = 0; i < array.length; i++){
	console.log(array[i]);
}

Kết quả như sau:

4. Tạo Project cho NodeJS

Việc thực hiện quản lý mã nguồn và các thư viện được tích hợp rất quan trọng trong lập trình. Trước đây khi sử dụng các thư viện thì ta phải vào trang chủ download về, sau đó muốn sử dụng Version cao hơn thì ta phải tìm và tải về thêm một lần nữa. Nhưng bây giờ xuất hiện Composer nên công việc đó rất nhẹ nhàng vì chỉ cần gõ vài dòng lệnh là máy tính tự động làm việc đó cho bạn. Trong bài này mình sẽ giới thiệu một chương trình tương tự như Composer đó là npm. NPM là một chương trình quản lý các thư viện tích hợp trong NodeJS, nó được tích hợp sẵn trong gói cài đặt của NodeJS nên khi cài đặt NodeJS là bạn có thể sử dụng được ngay. NPM sử dụng lệnh command line để cài đặt, gỡ bỏ, cập nhật và quản lý các Packages cho ứng dụng NodeJS. Kiểm tra việc cài đặt NPM bằng lệnh

npm --v

Tạo file packpage.json bằng lệnh npm init

Để tạo file package.json thì bạn mở NodeJS Command Prompt lên và nhập vào lệnh npm init, sau đó nhập dữ liệu tương với các dòng thông báo rồi nhấn Enter. Trường hợp bạn muốn để tên mặc định thì chỉ cần nhấn Enter là được. Và đây chính là cấu trúc của file package.json.

Trong đó:

  • name: Tên của Project
  • version: Version của Project
  • description: Mô tả cho Project
  • main: File chạy chính (chạy đầu tiên) của Project
  • scripts: Danh sách các khai báo cấu hình bổ sung cho npm. Như trong chuỗi trên thì giá trị của test chính là câu thông báo và dừng chương trình khi bị lỗi.
  • author: Tên tác giả của Project
  • license: License của Project, giá trị mặc định là ISC.

Thêm Package cho NodeJS bằng lệnh npm install

Để thêm package cho Project NodeJS thì bạn sử dụng cú pháp sau trong cửa sổ NodeJS Prompt.

npm install package-name@version --save

Ví dụ: Cài đặt thêm gói node-persist version 0.0.6 vào NodeJS.

Bạn gõ lệnh sau:

npm install node-persist@0.0.6 --save

Kết quả:

Node-persist là một Module được xây dựng dành cho NodeJS, đây là Module có công dụng tương tự như LocalStorage trong HTML5 và Sesion trong PHP. Node-persist không sử dụng database để lưu trữ dữ liệu mà thay vào đó nó sẽ lưu vào một file trong hệ thống hoặc trong bộ nhớ với nội dung là chuỗi JSON hoặc file (có tên theo key). Vì dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ RAM hoặc ổ đĩa (disk) nên tốc độ xử lý dữ liệu lưu trữ của node-persist không kém phần lưu trữ trong database. Node-persist sử dụng phương thức localStorage trong HTML5 nên việc tiếp xúc nó rất dễ dàng.

Cách sử dụng node-persist

Sau đây là các hàm được tích hợp sẵn trong node-persist mà bạn có thể sử dụng. Trước khi sử dụng một module nào thì bạn phải sử dụng hàm require để tạo đối tượng module đó.

var storage = require('node-persist');

Hàm khởi tạo: Trước khi sử dụng thì ta phải thiết lập hàm khởi tạo để nó load tất cả các key lưu trữ trong ở cứng.

storage.initSync();
// hoặc
storage.init().then(promise);

Hàm get: Hàm get dùng để lấy giá trị của một key nào đó, nếu key không tồn tại thì nó sẽ trả về undefined.

storage.getItem('domain');
// hoặc
storage.getItemSync('domain');

Hàm set: Hàm set dùng để thiết lập giá trị cho một key nào đó.

storage.setItem('domain', 'test1');
// hoặc
storage.setItemSync('domain', 'test1');

Hàm remove: Hàm remove dùng để xóa một key nào đó.

storage.removeItem('domain');
// hoặc
storage.removeItemSync('domain');

Hàm clear: Hàm clear dùng để xóa tất cả các key trong bộ nhớ và ổ đĩa.

storage.clear();
// hoặc
storage.clearSync();

Phần tiếp theo mình sẽ tiến hành thực hành với một project đơn giản. Nguồn tham khảo: https://code24h.com/

0