Phong cách làm việc với khách hàng Nhật - Shu ha ri
Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn 1 phương pháp phát triển và sáng tạo khá hay của người nhật. Phương pháp shu ha ri. Shu ha ri là gì Shu ha ri là từ phiên âm của thuật ngữ 守破離(しゅはり)trong tiếng Nhật. Nó gồm 3 từ với ý nghĩa tương ứng là shu(守): bảo vệ, gìn giữ ha(破): phá bỏ ...
Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn 1 phương pháp phát triển và sáng tạo khá hay của người nhật. Phương pháp shu ha ri.
Shu ha ri là gì
Shu ha ri là từ phiên âm của thuật ngữ 守破離(しゅはり)trong tiếng Nhật. Nó gồm 3 từ với ý nghĩa tương ứng là
- shu(守): bảo vệ, gìn giữ
- ha(破): phá bỏ
- ri(離): rời khỏi
Trong văn hóa Nhật thì tất cả những thứ liên quan tới việc học tập, như trà đạo, kiếm đạo đều có thể được áp dụng shu ha ri. Và không chỉ như thế với người nhật nó còn là các bước cơ bản của sự phát triển và sáng tạo, nó là thước đo cho sự phát triển skill của cá nhân.
Vậy cụ thể ý nghĩa của từng từ thế nào?
Shu(守): Hãy giống như một con vẹt
Đây là bước đầu tiên, cơ sở nhất của tất cả các phương pháp. Những gì bạn được dạy, bạn được học, thì bạn hãy tuân thủ giữ gìn nó.
Ở bước này hoàn toàn đơn giản là bạn tuân thủ những gì mình đã biết, đừng làm việc gì vượt quá những điều được chỉ dạy.
Tùy từng người mà việc phát triển ở bước này lâu hay chóng, nhưng đừng bước qua bước tiếp nếu bạn không thực sự thuộc kĩ lưỡng những điều được dạy ở bước này( vì mình biết là chỉ cần đọc tới bước sau thì ai cũng muốn kết thúc cho thật nhanh bước này)
Mục đích của bước này là phải thuộc lòng những gì được dạy. Hãy nhớ kĩ điều đó nhé. Việc thuộc lòng những gì được dạy sẽ cho bạn một cái mốc vững chắc, một kim chỉ nam để bạn có thể quay về sau khi lạc lối.
Ha(破): Hãy giống như một con khỉ
Bước này là việc phát triển của bước trước. Mục tiêu của bạn ở bước này là phá, break rule. Nghịch ngợm như 1 chú khỉ, phá phách nhất có thể.
Tuy nói vậy, nhưng không phải là chỉ phá cho rối bung lên. Bạn break rule, vượt qua những gì được dạy như con vẹt ở bước 1, thử nghiệm những cái mới để hiểu rõ ý nghĩa của những rule ở bước 1.
Đây có thể coi là bước mà mọi người thích nhất, nhưng cũng khó để vượt qua nhất. Tại đây, bạn được tự do làm những gì mình thích. Và nhất là vừa bị bó buộc ở bước thứ nhất thì đây là lúc sự sáng tạo của bạn được sổ lồng. Khao khát tự do của bạn được đáp ứng.
Nhưng cũng vì lý do đó, bạn cũng dễ bị lạc lối nhất.
Có những người quá mải mê sáng tạo, mà cuối cùng ko biết mình muốn đi đâu, mục đích của việc này là gì. Vì vậy mình xin nhắc lại những gì đã nhấn mạnh ở bước 1: Hãy thuộc lòng những gì bạn được dạy.
Nhớ nhé mục đích của bước này là phá để hiểu, để những gì được chỉ dạy ở bước 1 sẽ trở thành kiến thức của bạn, phá để nắm rõ hơn.
Ri(離): Hãy giống như một con chim đại bàng
Đây là bước cuối cùng của quá trình, là lever cao nhất trong việc phát triển skill của bản thân.
Sau khi đã phá và nắm rõ nhất những gì bạn được dạy, thì hãy như chim đại bàng, vươn cánh, bay xa, rời bỏ những gì bạn đã biết, tự sáng tạo ra những thứ phù hợp nhất với bản thân mình.
Đây có thể gọi là cảnh giới tối cao của một người trong một lĩnh vực. Lúc này bạn đã trở thành master trong lĩnh vực đó.
Và nếu bạn cảm thấy mình đã đạt như thế, thì hãy chia sẻ, dạy dỗ lại những gì mình có nhé.
Shu ha ri trong công việc
Ý nghĩa là vậy, vậy bạn có thể áp dụng được điều gì cho công việc của bạn, cũng như việc tiếp xúc với khách hàng Nhật?
Với công việc của bạn thì shu ha ri giống như 1 phương pháp hữu hiệu để bạn nắm giữ 1 kĩ năng nào đó. Hãy luôn bắt đầu bằng việc lắng nghe và ghi nhớ trình tự công việc, hỏi rõ để hiểu kĩ ý nghĩa của từng bước, biết trình tự đó thành của mình và sáng tạo ra cho mình một quy trình phù hợp nhất.
Làm việc với khách hàng cũng vậy. Với những lần làm việc đầu tiên, đôi khi bạn bị khách hàng đặt ra các quy định, vào lúc này hãy cố gắng follow những quy tắc đó 1 cách triệt để nhất( đôi khi với bạn nó là 1 thứ rắc rối vô ích) VD:
- viết báo cáo cho khách 3lần/ ngày
- report lỗi ngay lập tức chậm nhất là 15p sau khi phát sinh lỗi
- Họp cải thiện dự án 1 lần/tuần (đôi khi bạn còn chẳng biết phải họp cái gì)
Sau khi tuân thủ trình tự đó, bạn hãy tìm hiểu ý nghĩa của từng việc. Ở đây nhớ đừng break rule nào nhé, dễ bị khách hàng mắng vì làm sai luật lắm. Các đơn giản nhất là thảo luận với khách về lý do khi đưa ra rule đó. Thử đề xuất với khách một vài ý kiến thay đổi thứ. VD:
- thay vì 3 lần / ngày -> 1 lần / ngày.
- thay vì lỗi nào cũng báo sớm thì phân chia lỗi ra để xác định các khoảng thời gian thích hợp
- Thay vì họp cải tiến liên tục thì sẽ họp theo các phase.
Cuối cùng, khi nhận được sự tin tưởng của khách hàng, và bạn cũng nắm rõ hoàn toàn các vấn đề mà mình gặp phải, hãy viết một quy trình chuẩn cho cả 2 bên.
Sau khi hoàn thành quá trình trên, tôi chắc chắn bạn sẽ trở thành 1 parner tốt và khách hàng của bạn sẽ không thể chạy đi đâu được nữa.
Cuối cùng, cảm ơn các bạn đã đọc nhũng dòng chia sẻ của tôi. Xin chúc cho mỗi chúng ta đều có thể trở thành những con đại bàng lớn.