QA có được tôn trọng hay không?
Có hay không sự tôn trọng đối với nhóm QA lớn? Hiện nay những nhóm QA từ 50 - 100 người với quản lý riêng, chu kỳ kiểm tra đầy đủ hầu như đã biến mất mà thay vào đó là các phương pháp phần mềm nhanh nhẹn linh hoạt hơn với những nhóm QA nhỏ đã ra đời. Các nhóm lớn vẫn tồn tại trong một số ...
Có hay không sự tôn trọng đối với nhóm QA lớn?
-
Hiện nay những nhóm QA từ 50 - 100 người với quản lý riêng, chu kỳ kiểm tra đầy đủ hầu như đã biến mất mà thay vào đó là các phương pháp phần mềm nhanh nhẹn linh hoạt hơn với những nhóm QA nhỏ đã ra đời.
-
Các nhóm lớn vẫn tồn tại trong một số doanh nghiệp lớn, mức độ quản lý cao. Ở đây QA giúp xác minh rằng các yêu cầu và tiến trình có đảm bảo chất lượng hay không.
- Hiện nay bài kiểm thử của QA đã trở nên phổ biến hơn, họ đóng vai trò quan trọng và là 1 phần của nhóm phát triển. Nhưng liệu nghiệp vụ QA vẫn còn được tôn trọng như trước hay chỉ được thay thế bằng tốc độ và hiệu quả?
Sự tôn trọng không hề bị mất, mà đó là sự cải tiến về mặt năng suất
-
Sự thay đổi từ nhóm QA lớn thành các thành viên nhóm QA đóng vai trò như các lập trình viên, hay những người thử nghiệm trong một nhóm phát triển, không phải là do mất sự tôn trọng với QA mà đó là 1 cải tiến về chi phí và hiệu quả.
-
Không công ty nào thuê đội thử nghiệm QA trước. Họ luôn thuê nhà phát triển và người quản lý sản phẩm trước. Nhưng đó cũng không phải là thiếu sự tôn trọng mà đó là thực tế. Một ứng dụng được phát triển và tồn tại trước thì mới đến thử nghiệm của QA.
-
Kiểm thử của QA được tiến hành càng sớm càng tốt. Ngày càng có nhiều QA tìm hiểu hệ thống khi nó đang được phát triển.
Kiểm thử viên chuyên nghiệp
-
QA chuyên nghiệp là thành viên của nhóm phát triển, thực hiện kiểm thử thủ công tính năng và chức năng phần mềm.
-
Các công ty phần mềm lớn thường sử dụng unit test hoặc kiểm thử tự động trên những dòng code. Bất kỳ kiểm thử bổ sung nào đối với tính năng và chức năng thì đều được thực hiện thủ công. Và kiểm thử phần mềm cũng được thực hiện phần lớn trong những ngày này, thay vì một chu kỳ xác định.
-
Exploratory testing là kỹ thuật kiểm thử thủ công được hiện đại sử dụng nhiều nhất trong thục tế. Nó có giá trị kiểm thử hồi quy, cũng như cho các tính năng kiểm thử yêu cầu hoặc tiêu chí chấp nhận, và cho các chức năng hệ thống chung.
-
Phát triển và kiểm thử tuy riêng biệt, nhưng có thể kết hợp được. Khi một QA chuyên nghiệp trở thành SDET, họ viết kịch bản kiểm thử tự động khi cần, và họ kiểm thử thủ công nếu cần thiết. Vấn đề còn lại là đoạn code của nhà phát triển, kiểm tra mã của họ và hợp nhất lại với đoạn code khác và đưa ra bản dựng.
-
Bài kiểm thử cần thiết: kiểm thử độc lập chức năng của ứng dụng được thực hiện bởi một nhóm người không tạo ra nó, không chịu trách nhiệm đảm bảo các bài unit test và kiểm thử tự động sẽ vượt qua
Nhóm QA lớn không thành công đơn giản là vì không hiệu quả
-
Kiểm thử phần mềm là một phần không thể thiếu của sự phát triển, nhưng không phải là 1 chức năng. Quan hệ giữa các nhà quản lý dự án, khách hàng tiềm năng và các thành viên QA trong các quy trình QA và các chức năng liên tục thay đổi dẫn đến điểm hỗn loạn trong các nhóm lớn.
-
Không một QA nào có thể theo kịp với thử nghiệm và cần phải tìm hiểu và áp dụng kiểm thử tự động, cùng với sự thay đổi liên tục của các yêu cầu quy trình QA và các yêu cầu để theo kịp với việc kiểm tra thủ công. Và hỗn loạn xảy ra khi thành viên trong nhóm QA lớn để có con đường riêng của mình.
-
Nói cách khác, bạn phát triển một phương pháp kiểm thử cá nhân phù hợp nhất với sự hiểu biết của bạn về ứng dụng, khả năng làm việc tích cực với sự phát triển. Nhưng bạn đang hoạt động trong nhóm, nếu mọi QA đều đi theo hướng riêng của mình thì xét tổng thể nhóm kiểm thử sẽ dẫn tới sự hỗn loạn.
-
Các công ty phát triển ứng dụng ngày nay tập trung vào hiệu quả, chi phí và kết quả. Kiểm thử hiệu quả rất khó để chứng minh, nhưng chứng minh rằng kiểm thử là đáng giá, cần thiết không phải là khó khăn.
Sự tôn trọng QA theo nghĩa đen bị ràng buộc vào kết quả
- Có bao nhiêu lỗi được tìm thấy?
- Loại lỗi nào được tìm thấy?
- QA giúp tạo ra tính năng thành công như thế nào?
- Tần suất QA đặt câu hỏi về thiết kế ứng dụng trước hoặc trong quá trình phát triển? Cuối cùng là chứng minh được rằng QA là một chi phí cần mọi công ty phải bỏ ra.
QA không được tôn trọng, không được chuyên nghiệp là vì những lý do sau:
- Ngồi lại và để người khác làm việc của mình
- Lãng phí thời gian trong khi chờ đợi buổi họp trao đổi đi qua thay vì tiếp tục trao đổi, làm việc hay thực hiện các bài kiểm thử.
- Chỉ muốn những thứ dễ dàng.
- Hạn chế số lượng bài kiểm thử mà họ sẽ phải thực hiện.
- Sợ đưa ra các hỏi và không quan tâm hay đưa ra ý tưởng cải thiện.
- Đổ lỗi cho nhà phát triển, nhà phân tích, hay nhà quản lý khi sản phẩm vẫn còn bị lỗi.
Tôi thường thấy QA tránh dự án phức tạp, cho dù đó là dự án đang được phát triển. Sự tôn trọng QA cũng được tạo nên từ các công việc khó khăn và sự kiên trì. Lắng nghe, học hỏi và đừng sợ gian khổ, trung thực khi bạn không hiểu. Dần dần bạn sẽ có được sự tôn trọng.
Mẹo chứng minh giá trị của QA
-
Việc trở thành kiểm thử viên trong nhóm phát triển đảm bảo rằng bạn cần thử nghiệm với quan điểm của người dùng cuối. Đương nhiên không phải ngồi đếm lỗi hay báo cáo mà trở thành QA tích cực. Việc bạn cần làm đó là tìm ra lỗi trong công việc hoặc trong ứng dụng và có thể làm việc tích cực với các nhà phát triển để sửa chúng.
-
Hãy bỏ qua sự cần thiết phải là nguồn lực quan trọng nhất trong công ty, thử thách kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Đặt câu hỏi trong nhóm khi bạn chưa hiểu, sửa chữa hay dựa vào tiêu chí chấp nhận. Chỉ ra mâu thuẫn khi bạn thấy điều bất hợp lý. Tập trung vào việc đảm bảo quyền lợi cho người dùng cuối, bất kể nguyên nhân.
-
QA phải là người dũng cảm và đảm bảo giá trị chuyên nghiệp của họ. Nếu bạn sai cũng không sao cả. Bạn sẽ có được nhiều hơn bằng cách đặt câu hỏi, im lặng hoặc một cách nòa đó. Bạn lo lắng vai trò của bạn sẽ bị lung lay, mất uy tín? Đừng dừng lại khi đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời. Bằng cách này bạn vừa tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm lại vừa khuyến khích mối quan hệ trong công việc. QA cũng được tôn trọng bằng cách ngăn chặn các lỗi của người dùng cuối.
-
Cải thiện các bài kiểm thử của bạn và đừng ngại khó khăn. Đừng chỉ kiểm tra bề mặt ứng dụng, hãy nâng cao khả năng của bạn trong cả phần cứng, logic,... với nhiệt huyết của bạn. Nhân đó tận dụng cơ hội để mở rộng kỹ năng và sự hiểu biết của bạn.
Link nguồn: https://techbeacon.com/have-qa-testers-lost-respect-not-chance-heres-how-keep-it