27/08/2019, 23:23

Quảng cáo – “Cần câu cơm” hiệu quả nhất dành cho các nhà phát triển ứng dụng

Trên thị trường app hiện nay ngày càng nhiều lựa chọn kiếm tiền từ ứng dụng (app monetization), dành cho các nhà lập trình (developer) và phát hành ứng dụng, nội dung số (publisher). Những phương án monetization quen thuộc nhất có thể kể tới quảng cáo; in-app purchase (mua đồ trong ...

Trên thị trường app hiện nay ngày càng nhiều lựa chọn kiếm tiền từ ứng dụng (app monetization), dành cho các nhà lập trình (developer) và phát hành ứng dụng, nội dung số (publisher). Những phương án monetization quen thuộc nhất có thể kể tới quảng cáo; in-app purchase (mua đồ trong game, tính năng trong ứng dụng), tính phí cài đặt, affiliate (tiếp thị liên kết), v..v… Tuy nhiên việc lựa chọn một hình thức hồi vốn và thu lợi nhuận thích hợp cho sản phẩm “con cưng” luôn là bài toán đau đầu của mỗi người làm ứng dụng để đảm bảo UX, UI cũng như khai thác doanh thu tốt để tiếp tục tái đầu tư.

Theo số liệu được phân tích bởi ADSOTA, công bố trong báo cáo Quý II – 2017, khoảng 55% doanh thu của các nhà phát triển ứng dụng đến từ quảng cáo in-app, trong đó hình thức đem lại hiệu quả cao nhất là video ads(quảng cáo video). Theo sau là in-app purchase, đem lại gần 40% tổng doanh thu cho các nhà phát hành.

Cụ thể, tại Việt Nam, doanh thu quảng cáo video và video trả thưởng trong ứng dụng, với eCPM (chi phí trung bình ở mỗi 1,000 lượt hiển thị hiệu dụng) dao động trong khoảng 0.2 đến 2$, thậm chí có lúc lên đến 3 $ Mỹ. Với quảng cáo hiển thị, doanh thu của banner chưa thể đạt tới 0.4 đôla; trong khi ecpm của quảng cáo interstitial trong quý 2 có lúc đạt trên 2 $ trên nền tảng Android và iOS (Nguồn: Adsota).

Nguồn: Báo cáo thị trường di động Việt Nam, Quý 2 - 2017, AdsotaNguồn: Báo cáo thị trường di động Việt Nam, Quý 2 – 2017, Adsota

Bên cạnh đó, báo cáo cũng so sánh tỉ trọng nguồn thu giữa game và non-game app (các loại ứng dụng không phải game). Dễ dàng nhận thấy, lợi nhuận của non-game app phụ thuộc chủ yếu vào quảng cáo. Hơn 60% lợi nhuận đến từ quảng cáo hiển  thị. Native ads (quảng cáo tự nhiên) cũng chiếm tới 10% tỉ trọng, trong khi  con số này ở game chỉ là 2%. Ngoài ra, in-app purchase có đóng góp không nhỏ cho túi tiền của các nhà phát triển (chiếm 43%) khi so sánh với non-game app (chỉ chiếm 21%).

Nguồn: Báo cáo thị trường di động Việt Nam, Quý 2 – 2017, Adsota

Vào quý I – 2017, Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kinh ngạc so với cùng kỳ năm trước, eCPM đạt mức tăng 218%, cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương (nguồn: Smaato) do những yếu tố liên quan đến thị trường và yếu tố về mặt văn hóa, xã hội như kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán đầu tháng 2. Quý II, nền quảng cáo di động của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhẹ trên nền đà tăng trước đó, nhưng ở mức độ vừa phải dưới tác động không lớn từ các yếu tố ngoại cảnh.

Cùng chung xu hướng với các thị trường số toàn cầu, tại Việt Nam, nguồn lợi nhuận từ ứng dụng vẫn chủ yếu đến từ quảng cáo. Thị trường quảng cáo di động có quy luật riêng, cũng biến đổi và có tác động khác nhau theo quy luật ấy. Nắm bắt thông tin, hiểu được quy luật, các nhà phát triển ứng dụng, các Tech Startup Việt hoàn toàn có thể tối đa hiệu quả hoạt động và doanh thu cho ứng dụng của mình.

Vietnam Mobile App Advertising & Monetization Report (Q2-2017) from Adsota

Techtalk Via blog.adsota

0