12/08/2018, 15:00

React Native - Phần 6 - Các nguồn tài nguyên dành cho React Native

Danh sách các bài trước: React Native - Phần 1 - Hướng dẫn cài đặt môi trường phát triển ứng dụng với React Native React Native - Phần 2 - Viết chương trình đầu tiên và tìm hiểu vể Props, State React Native - Phần 3 - Tìm hiểu về Style, Height & Width và điều chỉnh Layout với Flexbox ...

Danh sách các bài trước:

  • React Native - Phần 1 - Hướng dẫn cài đặt môi trường phát triển ứng dụng với React Native
  • React Native - Phần 2 - Viết chương trình đầu tiên và tìm hiểu vể Props, State
  • React Native - Phần 3 - Tìm hiểu về Style, Height & Width và điều chỉnh Layout với Flexbox
  • React Native - Phần 4 - Tìm hiểu một số thành phần giao diện cụ thể trong React Native - Text input, ScrollView, ListView.
  • React Native - Phần 5 - Networking

Đây là bài biết kết thúc cho chuỗi bài về React Native Overview. Từ bài sau tôi sẽ đưa các bạn đi sâu hơn với lập trình tạo ứng dụng sử dụng React Navite.

Trong bài này chúng ta sẽ điểm thêm các nguồn tài nguyên khác, các thư viện của bên thứ 3 để phục vụ được cho các bạn nhiều hơn về các lựa chọn trong quá trình phát triển ứng dụng đối với React Native.

Các tài nguyên

Nếu như bạn chỉ đọc hướng dẫn ở website này, bạn đã có thể tạo được một ứng dụng khá tốt với React Native. Nhưng React Native không chỉ là một sản phẩm được tạo ra bởi một công ty - nó là một sự hợp tác phát triển của hàng ngàn developer. Vì thế cho nên nếu như bạn thích thú với React Native, thì đây dưới đây là những thứ mà chúng tôi muốn bạn tìm hiểu thêm nữa.

Các thư viện phổ biến

Nếu như bạn sử dụng React Native, gần như chắc chắn bạn sẽ biết đến React. Thế nên tôi cảm thấy một chút ngờ ngệch khi nói đến nó. Nhưng nếu như bạn không biết, vậy thì hãy tìm hiểu thêm về nó. Đó là cách tốt nhất để xây dựng một mô hình website.

Một câu hỏi phổ biến là làm thế nào để điều khiển được các "state" cho ứng dụng React Native của bạn. Và thư viện phổ biến nhất để làm được điều đó chính là Redux. Đừng lo lắng khi sử dụng Redux, đó là một thư viện rất đơn giản dễ dùng, đồng thời nó cũng có một danh sách rất nhiều các video hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu để hỗ trợ cho bạn. Bạn có thể xem các video đó ở đây.

Nếu như bạn đang tìm kiếm một thư viện để có thể thực hiện những điều rất cụ thể, bạn có thể tham khảo ở Awesome React Native. Một danh sách liệt kê các components một cách rõ ràng đồng thời có cả các demo, giải thích chi tiết, và rất nhiều những thứ khác nữa.

Ứng dụng mẫu

Có rất nhiều các ứng dụng mẫu dành cho bạn tại React Native Playground. Bạn có thể xem code đang chạy trên thiết bị thật. Trong đó đã thiết kế các tính năng một cách đơn giản và gọn gàng, rất hữu dụng để cho bạn tham khảo.

Những người xây dựng ứng dụng cho Facebook's F8 conference vào năm 2016 cũng đã tạo ra một loạt các mã nguồn mở ở đây và cũng viết loạt bài hướng dẫn chi tiết . Điều này hữu ích nếu bạn muốn có một ví dụ chuyên sâu hơn thực tế hơn hầu hết các ứng dụng mẫu mà bạn tìm thấy trên mạng.

Các công cụ phát triển

Nuclide là IDE mà Facebook sử dụng nội bộ để phát triển React Native. Tính năng killer của Nuclide là rất hữu dụng cho việc debugging. Nó cũng có sự hỗ trợ inline Flow rất tốt.

Ignite là một bộ khởi tạo sử dụng Redux và một vài thư viện UI phổ biến khác. Nó có một CLI để tạo ra các ứng dụng, các components, và container. Nếu bạn thích sử dụng các công nghệ dành cho việc phát triển độc lập, Ignite có thể là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

CodePush là một dịch vụ của Microsoft giúp bạn dễ dàng deploy trực tiếp các cập nhật cho ứng dụng React Native của bạn. Nếu bạn không muốn mất thời gian cho quy trình lưu trữ ứng dụng để triển khai trong khi chỉ có ít tinh chỉnh, và bạn cũng không muốn cài đặt backend của bạn, hãy thử dùng CodePush.

Expo là môi trường phát triển ứng dụng hướng tới mục tiêu vào việc cho phép bạn xây dựng ứng dụng React Native trong môi trường phát triển Expo mà không bao giờ cần phải sử dụng đến Xcode hoặc Android Studio. Nếu bạn muốn React Native sử dụng nhiều đến JavaScripty và webby, hãy thử sử dụng Expo.

Deco là môi trường phát triển all-in-one được thiết kế đặc biệt cho React. Nó có thể tự động thiết lập một dự án mới, tìm kiếm các thành phần nguồn mở và thêm vào trong ứng dụng. Bạn cũng có thể chỉnh sửa giao diện ứng dụng một cách realtime. Nếu như bạn đang sử dụng macOS thì hãy thử sử dụng Deco.

Mọi người có thể bàn luận và cập nhật các kiến thức mới, công nghệ mới được áp dụng cho React Native ở đâu?

Chúng ta có một group trên Facebook để bàn luận các vấn đề liên quan đến React Native là React Native Community. Group này có hàng ngàn các developers, và ở đây có nhiều hoạt động rất thú vị. Hãy gia nhập và thể hiện project của bạn, hoặc hỏi và trả lời các thắc mắc của các thành viên về làm thể nào để giải quyết được các problem.

Reactiflux là một Discord chat, nơi có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến các vấn đề của React, bao gồm cả React Native. Discord tương tự như Slack ngoại trừ nó phục vụ tốt hơn cho các dự án mã nguồn mở mà có hàng tỷ contributors. Hãy giam gia kênh #react-native.

React Twitter account có bao gồm cả React và React Native. hãy follow React Twitter account và blog để có thể tìm được các cách để giải quyêt vấn đề trong thế giới của React Native.

Có rất nhiều các buổi React Native Meetups trên toàn thế giới. Tham gia thường xuyên các buổi meetup sẽ rất có ích để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, cách giải quyết problem với React Native.

Đôi khi chúng tôi cũng có nhưng buổi React conferences. Chúng tôi sẽ đưa lên videos from React.js Conf 2016, và chúng tôi chắc chắn sẽ có nhiều các buổi conferences trong tương lai.

Tổng kết phần Overview

Đây là bài viết cuối cùng trong danh sách các bài viết tổng quan và các thành phần cơ bản và đơn giản nhất trong React Native. Bắt đầu tư bài viết sau tôi sẽ bắt đầu với một danh sách các bài viết mới hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn, cũng như sẽ đưa ra hướng dẫn khác nhau cho Android, iOS. Các bạn đón chờ nhé.

Nguồn tham khảo More resources - React Native Basic

0