ReactJS - Form validation với một hoặc nhiều inputs
Bài toán: Validate form Bắt chước tính năng validate form như hình dưới (bắt chước theo thegioididong.com): Yêu cầu : Chỉ cần kiểm tra xem số điện thoại nhập vào có bao gồm 10 đến 11 chữ số hay không. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi chuyển ra ngoài vùng nhập điện thoại (ví dụ khi ...
Bài toán: Validate form
Bắt chước tính năng validate form như hình dưới (bắt chước theo thegioididong.com):
Yêu cầu:
- Chỉ cần kiểm tra xem số điện thoại nhập vào có bao gồm 10 đến 11 chữ số hay không.
- Việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi chuyển ra ngoài vùng nhập điện thoại (ví dụ khi click chuột ra chỗ khác, hoặc tab chuyển sang vùng khác).
- Thông báo màu đỏ "Số điện thoại phải có 10 - 11 chữ số" hiện bên dưới khi có lỗi, và biến mất khi không có lỗi.
tldr; (Dài quá, ứ đọc):
- Bài viết thích hợp cho những người mới học ReactJS, muốn tham khảo về cách để validate cho 01 input, hoặc từ 02 input trở lên.
- Việc validate form sẽ giúp đụng vào các phần cơ bản của ReactJS cũng như JavaScript
- component, props, và state.
- render component theo điều kiện (xem mục Conditional Rendering)
- ôn lại phần HTML form event
- thử các cách để copy object, thay đổi object state ở những tầng nằm sâu thông qua setState() cũng như cú pháp xử lý object của ES6.
- ôn lại cách dùng regular expression để kiểm tra chuỗi đầu vào tùy theo yêu cầu.
- Việc hiển thị thông báo lỗi bên dưới input, không chi 1 input, mà 2 hoặc nhiều hơn, sẽ cần thực hành về CSS layout (ví dụ float, flexbox, grid).
- Demo sản phẩm cuối ở đây
Thực hiện: Validate 1 field "phonenumber"
Với 2 yêu cầu trên, hướng làm chung là:
-
Yêu cầu 1: Sử dụng regular expression để kiểm tra chuỗi. Tạo method validateInput() dựa vào regular expression nói trên, nhận vào là string, trả về kết quả là 1 object {isInputValid: boolean, errorMessage: string}.
const validateInput = (checkingText) => { /* reg exp để kiểm tra xem chuỗi có chỉ bao gồm 10 - 11 chữ số hay không */ const regexp = /^d{10,11}$/; const checkingResult = regexp.exec(checkingText); if (checkingResult !== null) { return { isInputValid: true, errorMessage: '}; } else { return { isInputValid: false, errorMessage: 'Số điện thoại phải có 10 - 11 chữ số.'}; } }
-
Yêu cầu 2:
- Việc kiểm tra sẽ dựa vào event handler "onBlur" trong dãy FocusEvent Object.
- Truyền hàm callback vào event handler onBlur của <input>, callback này chính là method validateInput nói trên.
- Hàm callback này sẽ nhận vào value của input thông qua this.state.value. State này là của component cha chứa <input>.
- Để hàm callback luôn nhận value mới nhất của input, thì bản thân input cũng phải có event handler onChange, cập nhật liên tục input value vào state (thông qua setState()).
- Trong state, ngoài thuộc tính value, còn cần có thuộc tính isInputValid, và errorMessage để chứa kết quả trả về sau khi validate nội dung.
<input name="fullname" onChange={this.handleInput} onBlur={this.handleInputValidation} />
/* Tạo object state trong constructor của component cha chứa input */ this.state = { value: ', isInputValid: true, errorMessage: ' },
/* Tạo method handleInput để cập nhật giá trị trong ô input vào state */ handleInput = event => { const { value } = event.target; this.setState({value}); }
/* Tạo method handleInputValidation để kiểm tra nội dung input, rồi cập nhật trạng thái vào state*/ handleInputValidation = event => { const { isInputValid, errorMessage } = validateInput(this.state.value); this.setState({ isInputValid: isInputValid, errorMessage: errorMessage }) }
-
Yêu cầu 3: Tạo 1 component (dạng function) <FormError /> đặt bên dưới của <input>. Component <FormError /> sẽ nhận 2 props:
- Prop isHidden (gán bằng this.state.isInputValid):
- Nếu isHidden = true thì ẩn form đi.
- Nếu isHidden = false, thì hiện form ra.
- Prop errorMessage (gán bằng this.state.errorMessage). Nội dung trong form là của props.errorMessage.
<input ... /> <FormError isHidden={this.state.isInputValid} errorMessage={this.state.errorMessage} />
function FormError(props) { /* nếu isHidden = true, return null ngay từ đầu */ if (props.isHidden) { return null;} return ( <div>{props.errorMessage}</div>) }
- Prop isHidden (gán bằng this.state.isInputValid):
Sample code xem tại đây:
See the Pen
Nếu cần validate từ 2 input trở lên?
Nếu muốn validate không những phonenumber mà cả fullname (Họ và tên không được có ký tự số), hoặc nhiều input nữa trong 1 cụm? Về logic vẫn làm theo cách trên, nhưng chú ý thêm về:
-
Setup html, 2 <input> với attribute name rõ ràng, kèm theo 2 component <FormError />:
<input name="fullname" onChange={this.handleInput} onBlur={this.handleInputValidation} /> <FormError type="fullname" isHidden={this.state.fullname.isInputValid} errorMessage={this.state.fullname.errorMessage} /> <input name="phonenumber" onChange={this.handleInput} onBlur={this.handleInputValidation} /> <FormError type="fullname" isHidden={this.state.fullname.isInputValid} errorMessage={this.state.fullname.errorMessage} />
-
Cấu trúc lại object state để việc setState() cho những tầng sâu bên dưới của object state được thuận lợi.
Lúc đầu mình đặt object state khá lủng củng, nên không sao truyền được giá trị mới cho những thuộc tính mình cần. Cách tạo object đề nghị cho phần này:
/* Tạo object state trong constructor của component cha chứa input */ this.state = { phonenumber: { value: ', isInputValid: true, errorMessage: ' }, fullname: { value : ', isInputValid: true, errorMessage: ' } } },
-
Hàm validateInput sẽ phải viết lại, bổ sung thêm việc kiểm tra type (là phonenumber hay fullname), và thêm regular expression để kiểm tra riêng cho fullname).
const validateInput = (type, checkingText) => { if (type === "phonenumber") { /* Kiểm tra phonenumber */ } if (type === "fullname") { /* Kiểm tra fullname */ } }
-
Sau cùng, điều chỉnh handleInput và handleInputValidation để có thể setState một cách tổng quan, không phải quan tâm đến name của từng <input>. Đoạn này mình google theo keyworld "ReactJS setstate deeply nested". Những bài như How to update a nested state in React, hay bài this.setState isn't merging states as I would expect
, có nói đến các phương pháp như:- Dùng react-addon-update
- Dùng library immutability-helper
- Dùng hàm _merge() trong thư viện lodash.
- Dùng Object.assign({}, .....)
Sau cùng, quyết định:
- tạo thêm 1 dummy object,
- sử dụng spread operator
để copy (shallow copy) state vào dummy object, sau đó truyền ngược trở lại vào state như tham khảo ở 1 câu trả lời.
handleInput = event => { const { name, value } = event.target; const newState = {...this.state[name]}; /* dummy object */ newState.value = value; this.setState({[name]: newState}); } handleInputValidation = event => { const { name } = event.target; const { isInputValid, errorMessage } = validateInput(name, this.state[name].value); const newState = {...this.state[name]}; /* dummy object */ newState.isInputValid = isInputValid; newState.errorMessage = errorMessage; this.setState({[name]: newState}) }
Vấn đề styling cần phải tùy chỉnh tùy theo nhu cầu.
Kết luận
- Vẫn cần tìm hiểu các "best practices" vụ form validation để so sánh với cách làm trên. Về mặt lý thuyết, cách làm trên tương đối chân phương, không có gì đặc sắc.
- Bài How to do Simple Form Validation in #Reactjs hoặc bản dịch (ẩu) sang tiếng Việt "Simple Form Validation in Reactjs" cũng trình bày cách validate 2 inputs cùng 1 lúc. Nhưng họ tận dụng ngay event handler "onChange", đặt callback bên trong callback của ongChange. Việc này khiến cho quá trình validation lúc nào cũng phải thực hiện khi có bất kỳ thay đổi của input. Hơn nữa, việc sắp xếp object state cũng không khoa học.
- Tham khảo sau này bài The React and React Native Event System Explained: A Harmonious Coexistence trong đó tác giả trình tìm hiểu source code của React, rồi trình bày cơ chế mà ReactJS dùng để xử lý các events.
Cập nhật
Theo góp ý của Mr. Nguyễn Bình, group Pure React, những phần sau có thể cải tiến:
-
Validation mình sẽ đẩy xuống đến level của input: tạo một component bao gồm cả input và FormError, sau đó truyền các validator vào. Component này tự xử lý vấn đề validate của chính nó.
Phản hồi: Chuẩn. Phần component sẽ viết thành <FormInput> kiểu mới như sau. Trông code của component cha chứa <FormInput> sẽ gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều. Chưa kể phần xử lý layout sẽ gọn hơn, bởi mảng nào đi mảng đấy. Nếu tách riêng <input> và <FormError> ngay từ bên ngoài, thì xử lý responsive layout riêng cho <FormError> hơi mệt.
<input ... /> <FormError isHidden={this.state.isInputValid} errorMessage={this.state.errorMessage} /> <FormInput name="phonenumber" />
-
isInputValid bản chất nội suy từ errorMessage, không cần thiết trong trường hợp này.
Phản hồi: Chuẩn. isInputValid có thể nội suy từ length của errorMessage.
const isInputValid = (errorMessage.length > 0) ? false : true;
-
bạn nên bắt một lúc nhiều validation cho một trường. Ví dụ trường email vừa là required, vừa là email format. khi hiện ra nhiều validation cùng lúc sẽ giúp UX tuyệt hơn (vì họ biết hết các validate họ gặp phải mà ko phải solve one by one).
Phản hồi: Chuẩn.
-
dùng HOF để validate cũng là một điều không tồi :D
Phản hồi: Phải đọc thêm HOF.