Review 5 Framework JavaScript thông dụng nhất trong 2018
1. Vue JS Vue được đánh giá như một ngôi sao đang lên trong thế giới JS framework. Trên GitHub, Vue JS được dùng cho tới 40.000 project trong năm 2017 (tăng từ 26.000 trong năm 2016). Giúp cho Vue đứng hạng nhất trong nhóm các framework nổi bật nhất cho các dự án JavaScript ...
1. Vue JS
Vue được đánh giá như một ngôi sao đang lên trong thế giới JS framework. Trên GitHub, Vue JS được dùng cho tới 40.000 project trong năm 2017 (tăng từ 26.000 trong năm 2016). Giúp cho Vue đứng hạng nhất trong nhóm các framework nổi bật nhất cho các dự án JavaScript Github. Điều đặc biệt là Vue chỉ mới được xuất hiện khoảng từ năm 2014, vậy tại sao lại có sự đột biến đột ngột như vậy?
Sự nổi tiếng của Vue có thể được quy cho sự kết hợp của đơn giản và linh hoạt. Bởi Vue sử dụng cú pháp dựa trên HTML nên các nhà phát triển có thể sử dụng HTML để làm việc với các template của Vue thay vì phải học một ngôn ngữ cụ thể cho framework như TypeScript. Tuy vậy, dù dễ học nhưng không có nghĩa là nó nghèo nàn, trái ngược lại Vue được xem là một framework rất giàu tính năng.
Ngoài việc dễ học, một phần sức hút của Vue đến từ việc nó là một incrementally progressive framework – nói cách khác, sử dụng Vue không có nghĩa là framework phải nằm bên dưới toàn bộ trang web hoặc ứng dụng của bạn. Thay vào đó, Vue JS framework có thể được xem như một phần của trang web và application. Hơn nữa, Vue còn có một cộng đồng tích cực mà bạn có thể tìm hiểu thêm từ trang official Vue website.
Có thể bạn quan tâm:
2. React JS
React đứng thứ hai sau Vue trong bản xếp hạng của GitHub năm 2017, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là React vốn có tuổi đời và sự hiện diện lâu hơn Vue. Bởi vì điều này, React có một dấu ấn lớn với sự hỗ trợ và ủng hộ của các công ty công nghệ lớn (bao gồm Facebook), cũng như là có hiện diện rất lớn trong thị trường việc làm về JavaScript. Stack Overflow báo cáo rằng các vị trí yêu cầu kỹ năng React tăng hơn 150% từ năm 2015 đến 2016, có nghĩa là nếu bạn quan tâm đến JavaScript thì sẽ phải biết về React .
Về khía cạnh kỹ thuật, React và Vue có rất nhiều điểm tương đồng. React cũng là một incrementally progressive framework, vì vậy — như Vue — React có thể được áp dụng cho mọi dự án của bạn khi thấy phù hợp. React JS framework được thêm trực tiếp vào các trang HTML và từ đó nó có thể được mở rộng trên toàn bộ trang hoặc chứa trong các tiện ích JavaScript riêng lẻ. Cũng giống như Vue, React là một open-source framework và có một cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ. Bạn có thể tìm trên trang Made with React website để biết thêm về các ví dụ về những dự án được xây dựng với React.
3. Angular JS
Angular là một trong JavaScript framework đầu tiên, được phát triển bởi Google và được phát hành lần đầu tiên vào năm 2010. Trong khi công nghệ có khuynh hướng đến và đi theo dòng thời gian, Angular vẫn tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của mình trong GitHub. Qua đó cho thấy sức mạnh của Angular đối với quá trình phát triển web. Hiện đang có hơn 7.000 công việc lập trình có liên quan đến Angular.
Dựa trên những số liệu thống kê này, chúng ta có thể tin rằng Angular sẽ vẫn còn trụ vững thêm một thời gian dài, nhưng đúng là sự nổi tiếng của nó đang bị vượt qua bởi các đối thủ trẻ như Vue và React. Điểm yếu của Angular chính là sự thiếu linh hoạt so với Vue và React khi cả hai framework này đều có thể mở rộng được, nói cách khác chúng được thiết kế để có thể sử dụng cùng bởi nhiều công cụ lập trình khác. Mặt khác, khi Angular được dùng cho cho một dự án, toàn bộ trang web hoặc ứng dụng cần được xây dựng trên Angular và tuân theo cú pháp cũng như là quy tắc của nó. Hơn nữa, bạn cũng phải học về TypeScript – khiến cho quá trình làm quen với Angular càng khó hơn. Mặc dù thiếu linh hoạt, Angular vẫn là một lựa chọn vững chắc cho lập trình web trong năm 2018. Bạn có thể xem thêm về nó tại Made With Angular website.
4. Ember JS
Nếu bạn đã từng sử dụng tính năng Apple Music thông qua chương trình iTunes của Apple thì bạn đã sử dụng ứng dụng được xây dựng với Ember. Ember lần đầu tiên được phát hành vào năm 2011 và được chuyên dùng để tạo ra các ứng dụng web và di động có quy mô lớn. Vì vậy mà Ember thường được các công ty lớn như Microsoft, Netflix và LinkedIn sử dụng.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Ember là nó đi kèm với một chuỗi công cụ phát triển tích hợp. Khi bạn sử dụng Ember framework, bạn cũng có quyền truy cập vào Broccoli.js (một công cụ dịch mã nguồn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác), JSHint (một công cụ phân tích mã xác định xem mã JS của bạn có tuân thủ các quy tắc mã hóa) hay LiveReload ( một công cụ giám sát các thay đổi trong hệ thống tệp của dự án và tự động cập nhật nội dung trên trình duyệt web của bạn khi những thay đổi này được lưu). Mặc dù Ember có thể không được sử dụng rộng rãi nhưng nó vẫn là một framework làm việc mạnh mẽ để học trong năm 2018 nếu bạn quan tâm đến việc phát triển các ứng dụng quy mô lớn cho các công ty công nghệ lớn. Hãy xem Built With Ember gallery nếu bạn muốn học về Ember framework.
5. Node JS
Giống như Ember, Node là một JS framework chuyên dùng trên các ứng dụng web có quy mô lớn. Lớn thế nào? Các công ty như PayPal, Netflix, Ebay và WalMart đều dùng tới Node. Tuy nhiên, không giống như Ember, Node phù hợp hơn với các framework như Vue, React và Angular.
Điều làm cho Node phù hợp với các ứng dụng web lớn hơn (so với các trang web có quy mô nhỏ hơn) là công cụ của Node cho phép JavaScript hoạt động trên trình duyệt web và cả máy tính (nơi JS thường bị giới hạn). Điều này cho phép Node thực hiện các chức năng không chỉ chạy trên “client side” của một ứng dụng (trong trình duyệt web, hiển thị với người dùng), mà còn ở phía “server side” (bên dưới trang web). Điều này có nghĩa là các nhà phát triển sử dụng Node có thể sử dụng JavaScript cho cả front end và back end function, và chính sự linh hoạt này làm cho Node trở thành lựa chọn quen thuộc với các project có quy mô lớn.
Techtalk via skillcrush