20/01/2019, 18:31

Road to become an Android developer 2019

Là một lập trình viên Android, công việc của bạn là phát triển ứng dụng Android. Để phát triển ứng dụng mobile nền tảng hệ điều hành Android, việc đầu tiên của bạn là phải học lập trình Android. Để làm được điều đó, bạn cần biết kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Java hoặc mới đây là Kotlin. Đầu ...

Là một lập trình viên Android, công việc của bạn là phát triển ứng dụng Android. Để phát triển ứng dụng mobile nền tảng hệ điều hành Android, việc đầu tiên của bạn là phải học lập trình Android. Để làm được điều đó, bạn cần biết kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Java hoặc mới đây là Kotlin.

Đầu tiên bạn cần nắm rõ những kiến thức cơ bản của lập trình hướng đối tượng Java như: 4 tính chất OOP (tính đóng gói, tính kế thừa, tính trừu tượng, tính đa hình), các khái niệm về collections và generics type, bộ nhớ stack và heap...

Sau khi nắm được cơ bản về Java, việc tiếp theo là học Android.

Hiểu về Activity cũng như việc nắm vững về vòng đời của nó là rất quan trọng khi xây dựng ứng dụng. Activity là thành phần cung cấp màn hình hiển thị UI ứng dụng và nhận các tương tác của người dùng

Hiểu và nắm rõ về Fragment và vòng đời của nó. Fragment là một thành phần độc lập, được sử dụng bởi activity như là một sub-activity và có vòng đời giao diện riêng. Mục đích chính của việc ra đời của Fragment là hỗ trợ cho việc xây dựng ứng dụng với giao diện linh hoạt trên màn hình kích cỡ lớn như tablet.

Học cách debug ứng dụng của bạn là kỹ năng quan trọng trong việc phát triển ứng dụng Android. Android Studio cung cấp debugger cho phép bạn thực hiện việc debug.

Hiểu về navigation, task và back stack. Android Activities xây dựng các màn hình cho phép bạn điều hướng giữa chúng và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Task là tập hợp các activity cho phép người dùng tương tác khi thực thi một công việc nào đó, các activity này được sắp xếp trong 1 stack được gọi là back stack theo thứ tự activity được open. Khi người dùng nhấn Back, activity finish và được pop vào stack. Cần đọc thêm cách Android quản lý các task, các giá trị launchMode và các giá trị flag.

Nắm rõ Context trong ứng dụng Android, để phát triển ứng dụng Android , bạn cần phải biết context là gì? Context hầu hết được sử dụng trong ứng dụng Android và là thành phần quan trọng trong Android nắm giữ thông tin môi trường ứng dụng cho phép truy cập các resource hệ thống như: activity, broadcast, intent..., nên phải hiểu để sử dụng một cách đúng đắn.

Hiểu về Processes và thread. Khi một thành phần ứng dụng khởi động, hệ thống Android sẽ khởi động một quy trình Linux mới cho ứng dụng với 1 luồng thực thi duy nhất. Mặc định các thành thành phần trong cùng 1 ứng dụng được chạy trong 1 process và thread gọi là main thread. Java Virtual Machine cho phép 1 ứng dụng có nhiều thread thực thi. Bên cạnh main thread còn có worker thread để thực hiện các công việc trong background nữa. Bạn phải hiểu việc thực thi đa luồng trong ứng dụng cũng như ThreadPools và cách để tránh mắc lỗi Android Not Responding khi giao diện bị block quá 5s

Biết các view và layout để phục vụ cho việc thiết kế UI ứng dụng với các thành phần có sẵn, hoặc học cách Custom View để phát triển ứng dụng Android theo cách của chính bạn. Và có thể học material design để áp dụng theo chuẩn thiết kế để thiết kế ứng dụng awesome hơn nhé             </div>
            
            <div class=

0