Sử dụng hiệu ứng Zeiganik để học code nhanh hơn
Hiệu ứng Zeigarnik có thể giúp bạn học code nhanh hơn. Đầu tiên, tôi sẽ giải thích lí thuyết và sau đó đưa cho bạn một ví dụ thực tiễn để giúp bạn áp dụng nó vào việc học. Vậy hiệu ứng Zeigarnik là gì? Hãy tưởng tượng vào lúc 9 giờ tối và bạn đang học JaveScript. Bạn ngồi vào ...
Hiệu ứng Zeigarnik có thể giúp bạn học code nhanh hơn. Đầu tiên, tôi sẽ giải thích lí thuyết và sau đó đưa cho bạn một ví dụ thực tiễn để giúp bạn áp dụng nó vào việc học.
Vậy hiệu ứng Zeigarnik là gì?
Hãy tưởng tượng vào lúc 9 giờ tối và bạn đang học JaveScript. Bạn ngồi vào bàn, mở máy tính và bật code editor lên. Bạn đang làm việc trên một dự án Wikipedia của freeCodeCamp.
Bạn code được một lúc rồi ngưng lại và nhấp vào một bài viết của Mozilla Developer Network về Cross-Origin Resource Sharing (CORS), bởi vì bạn muốn học vê yêu cầu cross-domain Ajax.
Mọi thứ đều ổn. Càng đọc nhiều về bài viết trên Mozilla về CORS, bạn càng cảm thấy hiểu về nó hơn.
Thời gian bắt đầu trôi dần về đêm và đã gần đến lúc nghỉ.
Bạn sẽ làm gì tiếp theo?
A). Tạm thời ngừng đọc dù chưa xong và tiếp tục vào sáng mai
B). Tiếp tục đọc đến khi xong.
Hiệu ứng Zeigarnik cho rằng bạn nên chọn phương án A, tức là tạm thời ngừng đọc và tiếp tục vào sáng mai.
Vì sao?
Bởi vì theo hiệu ứng Zeigarnik, những “công việc bị ngừng lại khi chưa hoàn thành sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn những công việc ngừng lại khi đã hoàn thành rồi”
Con người thường có mong muốn chấm dứt mọi thứ, và mong muốn này sẽ xảy ra khi có một vấn đề gì đó còn đang dang dở. Hãy tưởng tượng khi bạn đang đọc giữa chừng một cuốn tiểu thuyết trinh thán – hay cúp máy sau khi vừa cãi nhau với người yêu. Chính nhờ những áp lực được tạo ra bởi mong muốn chấm dứt mọi thứ sẽ giúp chúng ta nhớ những việc chưa hoàn thành một cách hiệu quả hơn.
Vì vậy nếu bạn là một lập trình viên mới vào nghề, bạn có thể cân nhắc áp dụng hiệu ứng Zeigarnik khi đang học một công cụ mới, hoặc đang tìm hiểu kĩ hơn về phát triển phần mềm. Bởi vì cùng một khối lượng thời gian như nhau, hiệu ứng Zeigarnik sẽ giúp bạn nhớ chính và nhanh hơn những lí thuyết về lập trình này.
Đây là một ví dụ về việc bạn có thể áp dụng hiệu ứng Zeigarnik vào việc học lập trình.
Mánh khóe ở đây là hãy dừng việc lập trình lại và để đoạn code dang dở khi mọi thứ đang diễn ra rất tốt, và quay lại làm tiếp sau.
Giả sử bạn đang thực hiện một thử thách thuật toán rất khó trên freeCodeCamp. Bạn đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này, ghi chú ra một vào ý tưởng và thử viết trên giấy. Và lúc đó bạn đã vạch ra được 1 kế hoạch khá hay để viết thuật toán này.
Bạn bắt đầu biến những ý tưởng của mình thành những đoạn code trong thực tế. Bạn tiếp tục code, rồi lại code thêm một chút nữa. Mọi thứ đều diễn ra rất tốt khi bạn tiếp tục code, bạn hoàn thành thử thách và bắt đầu cảm thấy một chút hưng phấn với thành quả mình đạt được:
Giờ thì hãy dừng lại. Dừng ngay trước khi hoàn thành thử thách. Không code nữa, tránh xa khỏi máy tính và tìm chuyện khác để làm.
Chắc hẳn bạn sẽ chửi thầm trong đầu “Nhưng tôi sắp xong rồi mà!”
Mục tiêu của chúng ta đang hướng đến là: “nếu bạn ‘chủ động’ gián đoạn việc code của chính mình, bạn không chỉ gia tăng khả năng ghi nhớ những khái niệm đã làm, và còn gia tăng động lực quay lại freeCodeCamp và hoàn thành thử thách.
Và mong muốn kết thúc sẽ cháy âm ỷ trong bạn, và khi quay trở lại, bạn sẽ muốn “trả thù”.
Một lần nữa, với hiệu ứng Zeigarnik, bạn sẽ 1) nhớ các khái niệm lập trình trong thử thách tốt hơn, 2) tạo động lực để quay lại text editor.
Và năng suất gấp đôi.
Một mũi tên trúng đích.
Hiệu Ứng Zeigarnik trong vận dụng thực tế
Dạo này tôi vừa xem lại một mạch tù tì mớ sách và truyện ngắn Roald Dahl (tác giả tuyệt vời tác phẩm nào cũng ‘trất’). Và trong một lần phỏng vấn Dahl có phát biểu vài câu nghe rất giống hiệu ứng Zeigarnik.
Tôi không bao giờ quay lại làm việc với một trang giấy trắng; tôi luôn làm đến lưng chứng. Một trang giấy trắng vô hồn đối mặt tôi sẽ không mang lại cảm giác hưng phấn tôi cần. Nhưng Hemingway, một tác giả Mỹ nổi danh, dạy tôi một mánh khóe rất hay cho những cuốn sách dài, tôi trích lại nhé “Khi bạn đang viết hay, hãy dừng viết lại.”
Và như vậy có nghĩa là nếu mọi thứ đang tốt đẹp và bạn biết chính xác mình sẽ kết thúc chương đó tại đâu, các nhân vật sẽ làm gì, bạn không viết mãi và viết mãi và viết mãi đến hết chương, vì khi bạn viết hết, bạn sẽ tự hỏi, well, mình sẽ đi theo hướng nào tiếp đây? Bạn đứng dậy, bỏ đi, và bạn sẽ không cách nào quay lại vì bạn không hề biết mình phải viết tiếp như thế nào.
Nhưng nếu bạn dừng lại lúc đang viết tốt, như Hemingway từng nói vậy… Bạn bắt mình dựng lại, đặt bút chì xuống và quay lưng đi. Và bạn không thể đợi được lúc quay lại vì bạn biết mình sẽ viêt tiếp cái gì và cảm giác cố gắng thể hiện lại điều đó sẽ rất tuyệt.
Nếu bạn dừng lại lúc đang hết ý, bạn sẽ gặp rắc rối!
Viết tiểu thuyết hư cấu và lập trình phần mềm giống nhau hơn bạn tưởng. Cả hai đều theo đuổi khả năng sáng tạo. Nếu dừng lại giữa chứng giúp hai tác giả huyền thoại cho ra đời những tác phẩm tuyệt vời nhất thế giới, bạn cũng có thể áp dụng vào công việc và học tập để cho ra đời những phần mềm (chắc là) thành công nhất thế giới.
Techtalk via freecodecamp