Sự khác nhau giữa test GUI và kiểm tra tính khả dụng (Usability testing)
Một chuyên gia kiểm thử luôn cố gắng để tìm ra lỗ hổng trong các chức năng của ứng dụng, và cố gắng làm nên ứng dụng không có bug. Không chỉ ở khía cạnh chức năng mà những khía cạnh khác như nhìn, cảm nhận và tính dễ sử dụng cũng rất quan trọng. Rất nhiều tester bị nhầm lẫn giữa test GUI và test ...
Một chuyên gia kiểm thử luôn cố gắng để tìm ra lỗ hổng trong các chức năng của ứng dụng, và cố gắng làm nên ứng dụng không có bug. Không chỉ ở khía cạnh chức năng mà những khía cạnh khác như nhìn, cảm nhận và tính dễ sử dụng cũng rất quan trọng. Rất nhiều tester bị nhầm lẫn giữa test GUI và test usability. Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về sự khác nhau giữa chúng nhé.
1. GUI testing là gì?
GUI testing tên đầy đủ là Graphical User Interface. Mục đích của kiểm thử GUI là kiểm tra sự xuất hiện của phần mềm thay vì yêu cầu chức năng. UI là cái xuất hiện đầu tiên khi người dùng sử dụng ứng dụng/trang web. Vì thế thứ gây ấn tượng với người dùng chính là UI. Nếu nó hấp dẫn, đẹp, và dễ tương tác thì người sử dụng sẽ ở lại với ứng dụng trong thời gian dài hơn. Nhưng nếu ứng dụng trông xấu, lệch lạc, ảnh bị vỡ, khó sử dụng thì người dùng sẽ rời khỏi ứng dụng/trang web ngay lập tức. UI giúp rất nhiều trong việc thu hút khách và giữ khách ở lại với ứng dụng trong thời gian dài.
Những điểm cần kiểm thử khi thực hiện GUI testing:
- Nội dung trang: kiểm tra về cỡ chữ, kiểu chữ, căn chỉnh nội dung, nội dung, lỗi chính tả
- Buttons: kiểm tra vị trí của button, màu button, text viết trên button, size button, tooltip (nếu có) khi hover vào button,...
- Các icon: kiểm tra vị trí, màu sắc, chiều cao, chiều rộng của icon, icon đã đúng với image chưa, có click được không
- Popup: kiểm tra nội dung của popup, các button hiển thị trong popup, màu sắc và chức năng của các button trong popup, alert có tự động close hay không, nếu có thì sẽ hiển thị trong bao nhiêu lâu
- Màu sắc: kiểm tra màu của link, màu của text box, màu chữ của nội dung, màu của button
- Hình ảnh: kiểm tra hình ảnh hiển thị có đúng không, đúng chiều cao chiều rộng, vị trí chưa, có bị vỡ không, hình ảnh hiển thị nhanh hay chậm...
2. Usability testing
Kiểm tra tính khả dụng là một kỹ thuật kiểm thử hộp đen để xác định sản phẩm của bạn có thân thiện với người dùng hay không, có dễ sử dụng không. Mục đích của kiểm thử tính khả dụng là làm cho ứng dụng dễ sử dụng, khiến cho khách hàng/người dùng yêu thích ứng dụng ngay lần đầu tiên sử dụng.
Các thành phần chính của Usability testing:
- Learnability (Khả năng có thể học được): Bạn có thể học cách dùng phần mềm nhanh đến mức nào?
- Efficiency (Hiệu quả): Bạn có thể thực hiện công việc mong muốn nhanh đến mức nào?
- Memorability (Khả năng ghi nhớ): Bạn có thể nhớ cách dùng phần mềm đó nhanh đến mức nào?
- Errors (Lỗi): Mức độ thường xuyên mà bạn gặp lỗi trong phần mềm đó là như thế nào?
- Satisfaction (Mức độ hài lòng): Bạn thích dùng phần mềm đó đến mức nào?
3. Sự khác nhau giữa GUI testing và Usability testing
3.1. Điểm 1:
- Test GUI: Về cơ bản, kiểm thử GUI liên quan đến việc hiển thị cuối cùng của ứng dụng, mà chúng ta vẫn gọi là front end. Việc thử nghiệm được thực hiện để xác minh nó đã đáp ứng yêu cầu của người dùng hay chưa. Nếu đã đáp ứng yêu cầu của người dùng thì ok, còn không thì tester cần phải log bug, báo cáo để thay đổi cho đúng với yêu cầu của khách hàng.
- Usability: Kiểm tra tính khả dụng liên quan đến việc khó hay dễ sử dụng ứng dụng. Sẽ ok nếu ứng dụng dễ sử dụng, không khó hiểu mà ngay cả người dùng mới cũng có thể sử dụng mà không cần đào tạo.
3.2. Điểm 2:
- GUI: GUI là test giao diện của ứng dụng, làm cho ứng dụng dễ nhìn và bắt mắt hơn. Nếu ứng dụng xấu và lộn xộn, thì người dùng sẽ không ở lại ứng dụng lâu. Nhưng nếu ứng dụng trông dễ nhìn và bắt mắt, thì dù cho người sử dụng không có gì để làm với nó thì họ cũng sẽ vẫn ở lại trang trong thời gian dài hơn.
- Usability: Mục đích chính của kiểm thử tính khả dụng là làm cho khách hàng/người truy cập có thể truy cập trang web/ứng dụng một cách dễ dàng. Nghĩa là tất cả mọi thứ được kiểm tra để làm cho nó dễ sử dụng.
3.3. Điểm 3:
- GUI: Với GUI, chúng ta test cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ, layout và giao diện có đúng với yêu cầu của người dùng hay chưa. Mục đích test là đúng với yêu cầu của người dùng.
- Usability: Với Usability, chúng ta test cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, layout và giao diện có thân thiện với người dùng không. Nghĩa là người sử dụng hiểu nó. Một số kiểu chữ gây khó hiểu cho người dùng, một số cỡ chữ quá nhỏ hoặc quá to gây khó hiểu.
3.4. Điểm 4:
- GUI: GUI là viết tắt của "Graphical user interface" - Giao diện đồ họa người dùng. Nghĩa là khi test, chúng ta chỉ kiểm tra về mặt đồ họa, chứ không kiểm tra tính năng của ứng dụng.
- Usability: Khi test, chỉ quan tâm đến sự thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng ứng dụng.
3.5. Điểm 5:
- GUI: Khi kiểm thử, trọng điểm là giao diện
- Usability: Khi kiểm thử, tất cả trọng điểm là người dùng cuối.
3.6. Điểm 6:
- GUI: Như tên của nó, chúng ta có thể hiểu kiểm tra giao diện người dùng là tập trung vào giao diện của sản phẩm phần mềm
- Usability: Chất lượng của sản phẩm được kiểm tra bởi kiểm thử tính khả dụng.
3.7. Điểm 7:
- GUI: Giao diện của sản phẩm được thử nghiệm trên các nền tảng khác nhau và cấu hình khác nhau để xác định chất lượng của giao diện trên các cấu hình khác nhau.
- Usability: Kiểm thử tính khả dụng được thực hiện trên các kích thước màn hình khác nhau để đảm bảo người dùng có thể sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng trên các kích thước màn hình khác nhau.
Đó là một vài điểm khác nhau giữa test GUI và test Usability. Nếu các bạn tìm thêm được điểm khác nhau nào thì comment đóng góp cho mình nhé