12/08/2018, 11:55

Sự phát triển của e-commerce trên thế giới, cơ hội thách thức ở Việt Nam

Bài viết đã được viết cách đây khá lâu, nhiều thông tin và nhận định đã không còn đúng ở thời điểm hiện tại, phần là do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, phần khác có thể do tình hình kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tác giả bài viết mong bạn đọc coi đây như một tài liệu mang tính chất ...

Bài viết đã được viết cách đây khá lâu, nhiều thông tin và nhận định đã không còn đúng ở thời điểm hiện tại, phần là do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, phần khác có thể do tình hình kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tác giả bài viết mong bạn đọc coi đây như một tài liệu mang tính chất tham khảo mà thôi.

Hiện nay những từ như Alibaba, Jack Ma hay Mã Vân không có gì xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta đặc biệt là những người làm về công nghệ thông tin. Alibaba là một điển hình về sự thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, về áp dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn cuộc sống mà cụ thể ở đây là thương mại buôn bán. Alibaba bây giờ được coi là một chợ điện tử lớn nhất thế giới và Jack Ma được coi là ông hoàng công nghệ của châu Á.

mavan.jpg Sau vụ IPO năm 2014, Alibaba đã huy động được 25 tỷ USD nhờ đó mà Jack Ma trở thành người giàu nhất Châu Á vượt qua tỷ phú bất động sản Li Ka-shing. Vậy e-commerce, thương mại điện tử là gì mà nó lại có sự phát triển ấn tượng đến vậy ?

a. Thương mại điện tử là bất cứ một khâu nào trong một quy trình mua bán !

Có nhiều người hiểu thương mại điện tử là việc bán hàng trên internet. Cách hiểu này đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính là các hoạt động kinh doanh: sản xuất, giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính, chủ yếu là qua máy tính và điện thoại có kết nối internet.

b. Các mô hình phát triển chính trong thương mại điện tử

Hiện tại có nhiều mô hình thương mại điện điện tử khác nhau. Dưới đây là các mô hình phổ biến và đã thành công trên thế giới

1.1. Mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Business)

b2b.jpg Đây là mô hình thương mại điện tử dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Một bên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử một bên sử dụng ứng dụng đó để kinh doanh sản phẩm. Điển hình của mô hình này chính là Alibaba. Với 2 website là alibaba.com, Taobao.com Alibaba của Jack Ma tạo ra những cái chợ điện tử và cho các doanh nghiệp thuê các gian hàng để bán sản phẩm của họ.

1.2. Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Customer)

Đây là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp trực tiếp với khách hàng. Nghĩa là doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình lên mạng internet, khách hàng xem thông tin sản phẩm, đặt mua, nhận hàng hóa qua mạng với các sản phẩm số, qua việc giao hàng thực tế nếu đó là một sản phẩm hữu hình. b2c.jpg Điển hình của mô hình B2C là Amazon. Một trong 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ. Amazon đưa thông tin hàng hóa của mình lên internet, khách hàng đặt hàng, Amazon giao hàng đến tận nơi cho khách hàng.

1.3. Mô hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer)

c2c.jpg Hoạt động như hình thức đấu giá trực tuyến: người bán đưa các mặt hàng cần bán của mình lên website và người mua sẽ trả giá để mua sản phẩm đó. Điển hình của mô hình này chính là eBay.com – Cùng với Amazon là 2 công ty thương mại điện tử lớn nhất Mỹ. eBay tạo ra một cái chợ “trời” để người mua, người bán thương thảo, mua bán.

a. Sự phát triển của alibaba

Alibaba là công ty thương mại trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc. Theo một số phương pháp định giá, Alibaba còn được xếp vào dạng công ty thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới. Là một công ty thương mại điện tử nhưng Alibaba không sở hữu bất kỳ hàng hóa nào cả. Họ tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thuê các gian hàng trên website để bán sản phẩm. Doanh thu chủ yếu của Alibaba đến từ quảng cáo, bán dịch vụ thanh toán. Công ty sở hữu 3 trang thương mại điện tử chính – Taobao, Tmall và Alibaba.com, với hàng triệu người dùng, phục vụ hàng triệu nhà buôn và các doanh nghiệp. Alibaba xử lý các giao dịch thương mại trực tuyến lớn hơn bất kỳ một công ty cùng ngành đạt được.

Về thương mại điện tử, Alibaba là điểm đến mua sắm trực tuyến phổ biến nhất ở Trung Quốc, một thị trường có nền thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Đến nay, trải qua 15 năm phát triển liên tục và bền vững, Alibaba.com vẫn là người khổng lồ chưa có đối thủ trên sàn đấu quốc tế trong mô hình thương mại điện tử B2B.

Đầu năm 2014, Alibaba làm rúng động phố Wall Mỹ với vụ IPO lớn nhất từ trước tới nay trên sàn chứng khoán NewYork với 25 tỷ USD vốn thu về lớn hơn cả Facebook, Google. Sự phát triển của Alibaba đã giúp cho doanh thu từ thương mại điện tử của châu Á vượt qua Châu Âu.

b. Amazon và Ebay

ebay.jpg Ebay hoạt động theo mô hình C2C, là một sàn đấu giá trực tuyến. Ebay thu hút hàng trăm triệu người dùng từ Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc. eBay đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đấu giá qua mạng với lọi nhuận đạt 778 triệu và khối lượng giao dịch đạt 34 tỉ trong năm 2010. eBay lọt vào top 10 thương hiệu bán lẻ giá trị nhất thế giới năm 2012.( thứ 9, đạt mức 10.9 tỉ $$. Danh thu chủ yếu của Ebay đến từ hoa hồng trong các giao dịch của khách hàng, phí quảng cáo, phí thanh toán khi thực hiện thanh toán qua cổng thanh toán Paypal. amazon.jpg

Amazon hoạt động theo mô hình B2C, hình thức một cửa hàng trực tuyến, bán các hàng hóa của họ tới khách hàng. Khác với Ebay và Alibaba, Amazon có các kho hàng khổng lồ, các mặt hàng được trưng bày trên mạng để khách hàng lựa chọn. Được thành lập vào năm 1995, khởi đầu là một site bán sách, Amazon luôn dẫn đầu trong thế giới thương mại điện tử, là một hãng bán lẻ hàng đầu với hàng trăm triệu khách hàng trên hơn 200 quốc gia trên thế giới. Doanh thu thương mại của Amazon năm 2013 đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ.

Ngoài các hoạt động trong ngành thương mại điện tử cả Amazon, Alibaba, Ebay còn hoạt động và gặt hái được thành công trong các lĩnh vực khác như: Web services, xây dựng cổng thanh toán điện tử, ngành sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng, phát triển các công ty công nghệ thông tin, các công ty giải pháp thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng,...

Thương mại điện tử trên thế giới phát triển là thế còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?

Ở Việt Nam hiện tại đã xuất hiện nhiều Sites thương mại điện tử với các mô hình khác nhau. Nhiều nhất vẫn là các Sites theo mô hình B2C. Đó là các sites bán hàng trực tuyến của các siêu thị, các cửa hàng, các công ty dịch vụ ăn uống. Số lượng các Sites thế này khá nhiều nhưng nhìn chung chưa có đơn vị nào thành công. Đối với các siêu thị các sites này tính năng chính của họ vẫn là quảng cáo sản phẩm và các event còn tính năng bán hàng trực tuyến chỉ là phụ nên nó có rất nhiều hạn chế và cũng không được nhiều khách hàng quan tâm: họ thích đến tận nơi xem sản phẩm rồi mua hơn là xem trên mạng xong đặt hàng và chờ đợi. Với các cửa hàng, các thương hiệu dịch vụ ăn uống có các site bán hàng thì phạm vi hoạt động cũng rất hẹp: hẹp trong phạm vị hoạt động, hẹp trong số lượng chủng loại hàng hóa, hẹp trong các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.

Các sites theo hình thức B2B cũng đã xuất hiện và bước đầu có được những sự thành công nhất định. Đó là: Vật giá, Chợ tốt, Lazada. Trong đó mô hình hoạt động của Vật giá và Lazada khá giống với Alibaba: cho phép doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên sites và đơn vị chủ quản thu lợi nhuận từ việc thu ví sử dụng gian hàng và phí quảng cáo, ngoài ra Lazada còn kết hợp thêm cả hình thức B2C họ cũng có các kho hàng để hoạt động buôn bán; Chợ tốt thời gian gần đây cũng nổi lên nhờ chiến dịch marketing rầm rộ. Chợ tốt cũng theo hướng đi của Alibaba cũng tạo ra một nơi để doanh nghiệp cá nhân đăng tin bán sản phẩm. Người dùng chủ yếu của Chợ tốt hiện tại là cá nhân, số lượng doanh nghiệp tham gia không nhiều. Có thể thấy ông chủ nước ngoài của Chợ tốt với nguồn lực tài chính hùng hậu đang tung tiền ra để có các chiểu marketing lôi kéo người dùng, hãy chờ xem các bước đi của Chợ tốt trong tương lai sẽ thế nào. Có nhiều thông tin cho rằng tập đoàn bất động sản Vincom cũng đã quyết định nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử từ nhiều năm trước nhưng tới bây giờ vẫn im hơi lặng tiếng. Hãy chờ xem với tiềm lực kinh tế hùng hậu, với thời gian chuẩn bị lâu như thế Vimcom sẽ tấn công vào thương mại điện tử như thế nào?

Nhiều trang mạng có công bố doanh thu của các Sites thương mại điện tử lớn của Việt Nam như: Vật giá, Lazada, Enbac, Thế giới di động với những con số “không thể tin nổi”, có lẽ đây cũng là một hình thức marketing mà thôi ! Bởi thực tế các đơn vị này có những bước phát triển nhất đinh nhưng rất chậm, số lượng khách hàng thường xuyên của các sites này khoảng 2 triệu là chưa đáng là bao so với khoảng 40 triệu người có truy cập internet ở Việt Nam, họ vẫn chưa tạo dựng được lòng tin, hình ảnh, thương hiệu trong công chúng. Có nhiều nguyên nhân ở đây:

  • Thói quen mua hàng của người Việt: muốn được ra tận của hàng sờ tận tay, nhìn tận mắt trước khi mua hàng
  • Thanh toán qua thẻ ở Việt Nam chưa phát triển.
  • Niềm tin của người tiêu dùng chưa đủ lớn vào mua sắm trực tuyến. Đó chính là nguyên nhân chính của sự phát triển thương mại điện tử. Một phần lỗi chính bởi đơn vị kinh doanh thương mại điện tử đã không có các cơ chế, giải pháp quản lý chất lượng hàng hóa
  • Sự đa dạng mặt hàng, sự cạnh tranh về giá cả: nhìn chung các sites có không quá nhiều mặt hàng, giá cả lại không thấp hơn ngoài thị trường. Một phần nguyên nhân sâu xa của điều này chính là sự phát triển trì trệ của các ngành sản xuất ở Việt Nam
  • Vốn đầu tư vào thương mại điện tử lớn. Để thành công trong thương mại điện tử không thể ngày một ngày hai mà có. Vì vậy phải có vốn đầu tư dài hạn để duy trì nhiều hoạt động tìm hiểu thị trường, marketing, chống hàng giả hàng nhái, nhân sự,...
  • Một vấn đề chung ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp còn phát triển một cách đơn lẻ, mệnh ai người ấy làm, chưa có sự hợp tác cũng phát triển.
  • Nhiều đơn vị áp dụng hoàn toàn mô hình của Alibaba, Ebay, Amazon vào Việt Nam. Làm như thế hoàn toàn không hợp lý bởi kinh tế, xã hội, thị trường hàng hóa Việt Nam có các đặc thù riêng.

Ý kiến chủ quan: Thị trường nào cũng có những khó khăn của nó. Muốn tồn tại và phát triển ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử phải có những biện pháp để thích nghi với môi trường Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng cái bánh ngọt thương mại điện tử ở Việt Nam nhiều người nhìn thấy nhưng chưa ai ăn được.

Một sản phẩm công nghệ tốt chỉ khi nó đáp ứng được yêu cầu của người dùng, thu hút và phục vụ được nhiều người. Một công ty công nghệ muốn tạo lập được vị thế vững chắc trong nước và quốc tế thì cần có ít một sản phẩm tên tuổi được nhiều người sử dụng để khi nhắc đến một loại ứng dụng nào đó thì người ta nhớ đến công ty đó luôn ví dụ: nhắc đến hệ điều hành thì người ta sẽ liên tưởng đến Microsoft với hệ điều hành Windows, Apple với hệ điều hành MacOs; nhắc đến mạng xã hội người ta sẽ nghĩ tới ngay Facebook và Twitter, nhắc đến thương mại điện tử người ta nghĩ tới ngay Amazon, Ebay, Alibaba. Jack Ma và Alibaba với sản phẩm thương mại điện tử thành công mà ông được coi là “ông hoàng công nghệ châu Á”, Alibaba được coi là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Hy vọng rằng, trong tương lai Framgia chúng ta sẽ có những mạng xã hội ngang tầm Facebook, chợ điện tử ngang tầm Alibaba, cổng thanh toán ngang thầm Paypal để vươn tầm châu lục và thế giới.

Bài viết là sự nhìn nhận cá nhân của người viết về E-Commerce nếu có thắc gì rất mong mọi người để lại commnet bên dưới !

Bài viết có tham khảo số liệu, thông tin của một số trang web sau

https://en.wikipedia.org/wiki/E-commerce
https://en.wikipedia.org/wiki/Types_of_e-commerce
http://www.truongcaoxuan.com/2014/10/e-commerce-model-cac-mo-hinh-thuong-mai-dien-tu-tmdt.html

http://www.vcci.com.vn/tin-tuc/2014091411352638/alibabacom-con-duong-tro-thanh-nguoi-khong-lo.htm
http://www.thesaigontimes.vn/125007/Jack-Ma-thanh-cong-voi-Alibaba-o-Viet-Nam-co-lam-duoc-nhu-vay.html
http://tradelongan.com.vn/thongtin/tinchitiet/tabid/5064/id/240/Nhung-dieu-khong-phai-ai-cung-biet-ve-Alibaba.aspx
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ipo-alibaba-chinh-thuc-thanh-thuong-vu-lon-nhat-the-gioi-3083153.html
http://vfpress.vn/threads/gia-tri-ipo-cua-alibaba-tang-len-25-ty-usd.126905/
http://review.siu.edu.vn/kinh-te/alibaba-ipo-o-new-york/247/2569

https://en.wikipedia.org/wiki/EBay
https://en.wikipedia.org/wiki/Amazon.com

http://hpsoft.vn/news/getNewsById/365/mo-hinh-kinh-doanh-cua-ebay.com/
http://thoibaokinhdoanh.vn/Kinh-nghiem-31/Thuong-mai-dien-tu-qua-eBay-Su-phat-trien-trong-nam-2013-1638.html
http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Nhung-chuyen-minh-cua-eBay/20541296/217/
http://pandora.vn/sau-nam-phat-trien-an-tuong-cua-ebay-duoi-su-lanh-dao-cua-ceo-john-donahoe-1N58TSb88aYQQ.html

http://review.siu.edu.vn/nhung-van-de-kinh-te/thuong-mai-dien-tu-amazon/339/2542
http://www.ntpc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=253%3Athanh-cong-cua-amazon-nghiep-du-qdien-roq-va-khong-ai-hieu-noi&catid=24%3Abai-hoc-thuong-truong&Itemid=76&lang=vi

0