SurfaceView và TextureView trong Android
Trong Android, các lớp View cơ bản như Button, TextView... được “vẽ” trên một luồng và hầu như chỉ thay đổi hình dáng, màu sắc của chúng khi có tương tác với người dùng, chẳng hạn như khi chúng ta click vào Button thì Button đó sáng lên. Trong trường hợp chúng ta cần hiển thị một thứ gì ...
Trong Android, các lớp View cơ bản như Button, TextView... được “vẽ” trên một luồng và hầu như chỉ thay đổi hình dáng, màu sắc của chúng khi có tương tác với người dùng, chẳng hạn như khi chúng ta click vào Button thì Button đó sáng lên. Trong trường hợp chúng ta cần hiển thị một thứ gì đó thay đổi liên tục như màn hình hiển thị camera, hay đồ họa game… thì chúng ta nên sử dụng lớp SurfaceView, lớp SurfaceView cung cấp cho lập trình viên 1 mặt phẳng để có thể vẽ (draw) liên tục lên mặt phẳng đó thông qua việc can thiệp tới từng điểm ảnh trên mặt phẳng.
SurfaceView cung cấp cho lập trình viên 1 SurfaceHolder để tiến hành các thao tác thay đổi trên khung nhìn. Dù là tiện lợi và đáp ứng được đa số các ứng dụng cần sự thay đổi liên tục trên màn hình như (stream video, custom camera vvv.) nhưng SurfaceView có 1 số hạn chế như sau:
- Việc rotate, scale holder thông qua surfaceView không dễ dàng chút nào
- Việc render display (number frame/second) còn hạn chế
- Customize view (hoặc add thêm view, draw object) trên holder của SurfaceView là điều không thể vì holder đã được sử dụng để hiển thi view trên màn hình.
- Với sử dụng SurfaceView ta cần khai báo cố định về các thuộc tính awidth, height và position của nó, việc thay đổi vị trí, drag, drop là điều không thể.
TextureView cũng giống như SurfaceView dùng để hiển thị lên màn hình những hình ảnh có độ thay đổi khung hình liên tục ví dụ như, video, game hay 1 stream lấy từ internet. Sự khác biệt chính ở đây là SurfaceView sử dụng mặt phẳng 2D và vẽ cách hình ảnh theo không gian 2 chiều còn TextureView sử dụng không gian 3D để hiển thị hình ảnh, ngoài ra TextureView còn cho phép ta tùy biến nhiều hơn với độ "refesh view" cao hơn.
Không giống như SurfaceView, TextureView không tạo ra 1 separate window riêng mà hoạt động như 1 View bình thường khi hiển thị nội dung. Sự khác biệt này cho phép TextureView có thể thay đổi các thuộc tính liên tục trong quá trình hiển thị hình ảnh vd: "moved, transformed, animated, vvv" . Trong quá trình draw view bạn có thể thay đổi độ trong suốt vủa View thông qua myView.setAlpha();...
Sử dụng TextureView khá là đơn giản, tất cả mọi việc bạn cần là lấy SurfaceTexture của TextureView. Với SurfaceTexture bạn có thể sử dụng để hiển thị nội dụng (nó tương đối giống như SurfaceHolder của SurfaceView). Với VD dưới đây mình sẽ TextureView để hiển thị Custom Camera hiển thị lên màn hình:
public class CameraPreviewActivity extends AppCompatActivity implements TextureView.SurfaceTextureListener { private Camera mCamera; private TextureView mTextureView; protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) { super.onCreate(savedInstanceState); mTextureView = new TextureView(this); mTextureView.setSurfaceTextureListener(this); setContentView(mTextureView); } public void onSurfaceTextureAvailable(SurfaceTexture surface, int awidth, int height) { mCamera = Camera.open(); try { mCamera.setPreviewTexture(surface); mCamera.startPreview(); } catch (IOException ioe) { // Something bad happened } } public void onSurfaceTextureSizeChanged(SurfaceTexture surface, int awidth, int height) { // Ignored, Camera does all the work for us } public boolean onSurfaceTextureDestroyed(SurfaceTexture surface) { mCamera.stopPreview(); mCamera.release(); return true; } public void onSurfaceTextureUpdated(SurfaceTexture surface) { // Invoked every time there's a new Camera preview frame } }
SurfaceTexture của TextureView có thể được gọi qua hàm getSurfaceTexture() hoặc là sử dụng TextureView.SurfaceTextureListener để lắng nghe sự kiện. Nhưng điều qua trọng là SurfaceTexture chỉ available khi TextureView được gắn vào 1 cửa sổ windown, do đó mình khuyến kích các bạn sử dụng SurfaceTextureListener để lắng nghe sự kiện trong onSurfaceTextureAvailable.
Một lưu ý nữa là TextureView chỉ được sử dụng bởi 1 nguồn dữ liệu duy nhất, do đó trong khi bạn đang sử dụng TextureView để hiển thị camera thì bạn không thể gọi hàm lockCanvas() để có thể vẽ 1 hình ảnh nào đó lên TextureView cùng 1 lúc.
Ở bài sau mình sẽ giới thiệu các bạn cách sử dụng TextureView để CustomPreviewCamera hoàn chỉnh. Qua CustomPreviewCamera đấy chúng ta có thể lấy ảnh hoặc lưu video từ Camera.
- Link tham khảo: https://developer.android.com/reference/android/view/TextureView