Tạo khóa chính (Primary key) trong MySQL
Mỗi table thông thường sẽ có một khóa chính nhằm phân biệt dữ liệu giữa các record trong table. Khi làm các ứng dụng website và để tối ưu tốc độ ...
Mỗi table thông thường sẽ có một khóa chính nhằm phân biệt dữ liệu giữa các record trong table. Khi làm các ứng dụng website và để tối ưu tốc độ truy vấn thì thông thường chúng ta sẽ chọn khóa chính là kiểu INT và thiết lập tăng tự động, nghĩa là khi bạn thêm một dòng dữ liệu thì không cần phải truyền khóa chính mà nó sẽ tự động tăng lên 1 khi thêm mới.
1. Đặc điểm của khóa chính (Primary key)
Giả sử chúng ta có bảng SINHVIEN và mỗi sinh viên là một record, lúc này để nhận phân biệt giữa các sinh viên thì ta không thể dựa vào tên của sinh viên được vì tên sinh viên có thể trùng nhau. Chính vì vậy ta chọn giải pháp là ta thêm một field MaSV dùng để làm khóa chính và giá trị của nó là duy nhất nên có thể phân biệt giữa các sinh viên với nhau.
Sau đây là một số đặc điểm của khóa chính trong MySQL nói chung và trong các mô hình CSDL nói riêng:
- Giá trị của khóa chính là duy nhất cho mỗi record, nghĩa là không thể tồn tại hai record trùng khóa chính
- Khóa chính không thể cho phép NULL .
- Mỗi bảng chỉ tồn tại duy nhất một khóa chính, mỗi khóa chính có thể có nhiều column.
Bởi vì trong MySQL hoạt động với kiểu số sẽ nhanh hơn kiểu chuỗi nên ta sẽ chọn kiểu INT (INT, BIGINT, ..), sau khi chạy code tạo khóa chính thì nó sẽ tạo một chỉ mục có tên là PRIMARY và đây chính là chỉ mục khóa chính.
2. Tạo khóa chính (Primary key) trong MySQL
Thông thường chúng ta có hai cách tạo khóa chính đó là tạo luôn trong quá trình tạo bảng (create table) hoặc là tạo bảng trước rồi tạo khóa chính sau. Sau đây là các ví dụ về hai cách này.
Tạo trong lệnh tạo bảng Create Table
Để chọn field cho khóa chính ta sẽ đặt từ khóa primary key đằng sau column đó, ví dụ:
CREATE TABLE users ( id INT(10) UNSIGNED NOT NULL PRIMARY KEY, email VARCHAR(70) NOT NULL ) ENGINE = INNODB;
CREATE TABLE users ( id INT(10) UNSIGNED NOT NULL, email VARCHAR(70) NOT NULL, PRIMARY KEY(id) ) ENGINE = INNODB;
Chọn nhiều fields làm khóa chính
Để chọn nhiều fields làm khóa chính thì ta sử dụng lệnh PRIMARY KEY(field1, field2, ..) và đặt nó ở cuối danh sách các field trong lệnh tạo bảng, ví dụ:
CREATE TABLE users (
id INT(10) UNSIGNED NOT NULL,
email VARCHAR(70) NOT NULL,
PRIMARY KEY(id, email)
) ENGINE = INNODB;
Sử dụng lệnh alter để tạo khóa chính
Thông thường cách này sử dụng trong trường hợp ta tạo bảng trước rồi sau đó tạo khóa chính sau. Ta sẽ sử dụng cú pháp sau để tạo:
ALTER TABLE table_name ADD PRIMARY KEY(primary_key_column);
CREATE TABLE users ( id INT(10) UNSIGNED NOT NULL, email VARCHAR(70) NOT NULL ) ENGINE = INNODB; ALTER TABLE users ADD PRIMARY KEY(id)
Sử dụng CONSTRAINT đặt tên cho khóa chính
Cách này khuyến khích sử dụng khi sử dụng lệnh CONSTRAINT chúng ta có thể tạo tên cho khóa chính, nhờ đó sau này ta sẽ dễ quản lý hơn. Sau đây là một số ví dụ sử dụng CONSTRAINT để tạo khóa chính:
CREATE TABLE users ( id INT(10) UNSIGNED NOT NULL, email VARCHAR(70) NOT NULL, CONSTRAINT pk_user PRIMARY KEY(id) ) ENGINE = INNODB;
CREATE TABLE users ( id INT(10) UNSIGNED NOT NULL, email VARCHAR(70) NOT NULL ) ENGINE = INNODB; ALTER TABLE users ADD CONSTRAINT pk_user PRIMARY KEY (id)
3. Xóa khóa chính (Drop Primary Key)
Để xóa khóa chính thì chúng ta sử dụng lệnh ALTER TABLE kết hợp với DROP, ví dụ:
ALTER TABLE users DROP PRIMARY KEY
4. Lời kết
Chúng ta chỉ sử dụng hai cách trên để tạo khóa chính tron MySQL thôi, và không chỉ có ở MySQL mà ở SQL Server cũng có cú pháp tương tự vì chúng để sử dụng ngôn ngữ T-SQL. Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một loại index cũng tương tự như khóa chính đó là UNIQUE.
Nguồn: code24h.com