Tập 14: Controller Laravel
Xin chào tất cả các bạn, rất vui được gặp lại các bạn trong series "Hành trình chinh phục Laravel framework" của mình. Chúng ta đã tìm hiểu "View", một thành phần của mô hình MVC. Trong tập này, mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu đến một thành phần trong MVC nữa, đó chính là ...
Xin chào tất cả các bạn, rất vui được gặp lại các bạn trong series "Hành trình chinh phục Laravel framework" của mình. Chúng ta đã tìm hiểu "View", một thành phần của mô hình MVC. Trong tập này, mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu đến một thành phần trong MVC nữa, đó chính là "Controller".
Về cơ chế hoạt động thì mình đã nói ở trong các tập trước rồi. Ở phần này mình chỉ nhấn mạnh lợi ích khi dùng controller. Thay vì định nghĩa các xử lý logic trong Closure khi đăng ký route thì ta có thể đưa các xử lý logic đó vào một single class, tại đây ta có thể định nghĩa nhiều method, dễ dàng inject dependency nào cần thiết... đó chính là các controller. Các file controller được lưu trữ tại thư mục app/Http/Controllers.
Trước tiên ta hãy thực hiện các thao tác cơ bản với controller.
1. Định nghĩa controller (Defining controller)
Để tạo một controller, ta sử dụng lệnh Artisan sau:
php artisan make:controller HomeController
Các bạn mở file controller vừa tạo lên và quan sát nội dung của nó.
<?php namespace AppHttpControllers; use IlluminateHttpRequest; class HomeController extends Controller { // }
Mỗi controller có thể extends với class AppHttpControllersController. Base controller này cung cấp rất nhiều method thuận tiện, chẳng hạn method middleware, cho phép ta đăng ký middleware cho cả controller hoặc từng method.
Lưu ý: Controller không bắt buộc phải extends base controller AppHttpControllersController. Tuy nhiên bạn sẽ không thể truy cập các phương thức tiện ích như middleware, validation và dispatch tại controller đó. Trong tập này ta chỉ tìm hiểu về method middleware, các method còn lại sẽ được đề cập ở những tập sau.
Chúng ta hãy thử định nghĩa một method trong HomeController xem sao:
<?php namespace AppHttpControllers; use IlluminateHttpRequest; class HomeController extends Controller { public function show() { return 'Home page'; } }
Sau đó ta chỉ cần đăng ký controller ngay tại route như thế này:
Route::get('/', '[email protected]');
Ở tham số thứ hai của Route::get, thay vì truyền một Closure như trước kia, ta sẽ truyền một chuỗi có cú pháp Namespace[email protected]. Khi request có URI / với phương thức GET thì method show trong HomeController class sẽ được thực thi.
Bạn có thể truyền dữ liệu cho method controller thông qua tham số trên URI. Chẳng hạn mình có thêm route:
Route::get('/page/{page?}', '[email protected]');
Vậy làm thế nào để phương thức page trong HomeController có thể nhận dữ liệu của tham số pagetrong URI? Các bạn cần đăng ký thêm method page tại HomeController như sau:
public function page($page = 1) { return "Page $page"; }
Chúng ta cũng sẽ khai báo biến nhận dữ liệu như khi sử dụng Closure object, không khác một chút gì cả, bao gồm các tính chất như thứ tự biến dữ liệu, tham số tùy chọn...
2. Controller & Namespace
Như đã nói ở những tập trước, khi đăng ký một controller trong route thì RouteServiceProvider sẽ tự động load base namespace AppHttpControllers cho mỗi controller. Đó là lý do vì sao khi nãy đăng ký HomeController trong route, ta không cần phải viết namespace AppHttpControllers.
Trong trường hợp có quá nhiều controller trong một ứng dụng, bạn muốn phân nhóm chúng trong từng thư mục con. Chẳng hạn mình muốn các controller xử lý phía admin-side sẽ nằm trong thư mục Admin. Đầu tiên thì trong app/Http/Controllers ta chưa có thư mục Admin nào cả, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải tạo nó bằng cách thủ công. Thay vào đó bạn sẽ tạo một controller đầu tiên xử lý admin-side với lệnh Artisan như sau:
php artisan make:controller Admin/SettingController
Rồi, giờ bạn thử kiểm tra xem, thư mục Admin đã tự động tạo ra, bên trong có chứa file SettingController.php luôn.
Các bạn mở AdminSettingController lên và sẽ thấy namespace của file này đã thêm Admin vào sau cùng, có nghĩa là Laravel đã tự động điều chỉnh namespace khi tạo các deep controller (tức là các controller nằm trong sub-directory). Rồi, giờ các bạn đăng ký method sau:
namespace AppHttpControllersAdmin; public function show() { return 'Setting admin'; }
Tiếp theo là phần quan trọng, đó là làm cách nào để đăng ký controller vừa tạo trong route. Các bạn quan sát cách đăng ký route bên dưới:
Route::get('/admin/setting', 'Admin[email protected]');
Chúng ta chỉ cần thêm namespace Admin đằng trước tên class controller thôi. Vì trước đó RouteServiceProvider đã load cho chúng ta namespace AppHttpControllers rồi. Rất đơn giản phải không nào.
3. Single action controller
Nếu controller của bạn chỉ làm một hành động nhất định, khó đặt tên phương thức để gọi. Laravel cho phép chúng ta tạo một single action controller với lệnh Artisan:
php artisan make:controller ShowDashboard --invokable
Đây là nội dung của controller ShowDashboard mà chúng ta vừa khởi tạo:
<?php namespace AppHttpControllers; use IlluminateHttpRequest; class ShowDashboard extends Controller { /** * Handle the incoming request. * * @param IlluminateHttpRequest $request * @return IlluminateHttpResponse */ public function __invoke(Request $request) { // } }
Chúng ta chỉ cần code xử lý logic trong method __invoke, mình sẽ code thêm để test.
public function __invoke(Request $request) { return 'Dashboard page'; }
Để gọi single action controller trong route thì cũng khá đơn giản, bạn có thể làm như sau:
Route::get('/dashboard', 'ShowDashboard');
Khác với controller thông thường, single action controller đăng ký với cú pháp NamespaceNameSingleActionController, ta không cần phải khai báo method nữa.
Thông thường khi đăng ký middleware trong file route, ta làm như sau:
Route::get('profile', '[email protected]')->middleware('auth');
Tuy nhiên sẽ thuận tiện hơn khi bạn đăng ký middleware trong hàm khởi tạo của controller. Sử dụng phương thức middleware trong __construct của class controller để đăng ký.
class UserController extends Controller { public function __construct() { $this->middleware('auth'); } }
Laravel cung cấp cho chúng ta hai method except và only để mở rộng tính linh hoạt cho controller middleware.
Với method except thì middleware đã đăng ký ở trước sẽ áp dụng trên tất cả các method có trong controller đó "ngoại trừ" method đã tham chiếu trong except.
class UserController extends Controller { public function __construct() { $this->middleware('auth')->except('logout'); } }
Trong trường này tất cả các method có trong UserController đều được đăng ký middleware auth ngoại trừ logout.
Còn với method only thì nó sẽ "chỉ" áp dụng lên method mà ta đã tham chiếu.
class UserController extends Controller { public function __construct() { $this->middleware('auth')->only('show'); } }
Trong trường này chỉ có method show trong UserController được đăng ký middleware auth.
Ngoài ra, bạn có thể tự định nghĩa một middleware trong controller với dạng Closure object.
$this->middleware(function ($request, $next) { // ... return $next($request); });
Với cách này giúp chúng ta code nhanh chóng khi cần xử lý một số logic nhỏ.
Lưu ý: Trong trường hợp có quá nhiều nhóm method được đăng ký các middleware khác nhau trong một controller thì bạn nên nghĩ đến việc phân chia controller đó thành nhiều controller nhỏ để dễ quản lý. Không nên xử lý logic quá nhiều để đăng ký middleware trong hàm khởi tạo của controller class.
Resource controller được sử dụng khi bạn muốn thực thi CRUD với một tài nguyên nào đó, chẳng hạn như bài viết, chuyên mục, thư viện ảnh... Bạn không cần phải cất công khai báo từng route thêm, sửa, xóa... Hay là tạo controller xử lý, định nghĩa khung cho các method. Bởi các điều đó đã được resource controller lo hết.
Chẳng hạn giờ mình muốn tạo một resource controller để thao tác với tài nguyên bài viết của ứng dụng. Đầu tiên, ta sẽ chạy lệnh Artisan sau để khởi tạo một resource controller:
php artisan make:controller PostController --resource
Với lệnh này, framework sẽ khởi tạo controller AppHttpControllersPostController cho chúng ta, nhưng điều đặc biệt là đã được viết sẵn khung các method cần thiết để thực thi CRUD. Các bạn có thể mở controller PostController lên để kiểm chứng, chẳng hạn ta có method show:
/** * Display the specified resource. * * @param int $id * @return IlluminateHttpResponse */ public function show($id) { // }
Việc tiếp theo ta chỉ cần khai báo route cho resource controller vừa tạo. Bạn gõ cú pháp sau:
Route::resource('posts', 'PostController');
Ta sử dụng method Route::resource để đăng ký resource controller. Trong đó:
- Tham số thứ nhất sẽ là tên tài nguyên, đồng thời cũng là prefix của các resource route. Ta sẽ có các resource route mặc định sau:
- Tham số thứ hai sẽ là tên resource controller dưới dạng Namespace/NameResourceController.
Lưu ý: Tên tài nguyên nên đặt ở dạng số nhiều, chẳng hạn như posts, photos...
Hiện tại ta chưa học về các bài liên quan đến database nên ở tập này ta chỉ nói khái quát về các method trong resource controller thôi, chưa thể test chi tiết được.
Nếu trong ứng dụng bạn có nhiều resource controller, bạn có thể đăng ký route với dạng mảng.
Route::resources([ 'photos' => 'PhotoController', 'posts' => 'PostController' ]);
Khi làm việc với resource controller, có thể ta sẽ cần đến model để tương tác với database. Chính vì vậy, Laravel cung cấp một lệnh Artisan giúp ta vừa tạo resource controller, vừa tạo luôn model cho nó.
php artisan make:controller PhotoController --resource --model=Photo
Nếu tạo resource controller có kèm model thế này thì trong các method có chứa $id của PhotoController sẽ được inject dependency model Photo. Chẳng hạn method show:
/** * Display the specified resource. * * @param AppPhoto $photo * @return IlluminateHttpResponse */ public function show(Photo $photo) { // }
1. Các tuyến tài nguyên một phần (Partial resource routes)
Đôi khi có một số trường hợp ta không cần đăng ký đầy đủ các resource route mặc định. Ta có thể bỏ bớt các resource route không cần đến với except, hoặc chỉ lấy những resource route cần thiết với only.
// Chỉ đăng ký resource route index, show trong PostController Route::resource('posts', 'PostController')->only([ 'index', 'show' ]); // Đăng ký tất cả các resource route trong PhotoController ngoại trừ destroy Route::resource('photos', 'PhotoController')->except([ 'destroy' ]);
2. API resouce route
Khi khai báo các API route cho resource controller, bạn thường muốn bỏ các route có method create và edit. Laravel cung cấp cho chúng ta method Route::apiResource để tự động loại bỏ hai route chứa method create và edit.
Route::apiResource('posts', 'PostController');
Các bạn có thể chạy lệnh Artisan route:list để kiểm chứng.
Như các bạn thấy, chẳng có route nào có name là posts.create và posts.edit cả.
Bạn cũng có thể đăng ký nhiều API resource route cùng lúc với cú pháp:
Route::apiResources([ 'photos' => 'PhotoController', 'posts' => 'PostController' ]);
Để tạo nhanh chóng API resource controller không bao gồm hai phương thức create và edit, bạn có thể chạy lệnh Artisan sau:
php artisan make:controller API/PhotoController --api
Mình tạo sub-directory API không phải vì bắt buộc mà chỉ là phân chia cho dễ quản lý thôi, bạn có thể tự tổ chức theo ý của mình.
3. Đặt tên các tuyến tài nguyên (Naming resource routes)
Theo như bảng mà mình cung cấp ở trên thì mặc định các resource route đều được đặt tên theo cú pháp name_resource.name_method. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi bằng method names với tham số là mảng chứa các dữ liệu thay đổi.
Route::resource('photos', 'PhotoController')->names([ 'create' => 'photos.build' // 'name_method' => 'new_name_resource_route' ]);
4. Đặt tên tham số tuyến tài nguyên (Naming resource route parameters)
Mặc định, Route:resource sẽ tạo tham số dựa trên tên của resource ở dạng số ít trong tiếng Anh, tức là bỏ đi ký tự "s" cuối cùng. Nhưng đôi khi có một số từ khi viết ở dạng số nhiều sẽ thay đổi từ đó. Chẳng hạn như category khi viết số nhiều sẽ là categories, chính vì thế tham số resource route sẽ thành categorie, điều này không hợp lý cho lắm. Laravel cho phép ta có thể đổi tên tham số resource route thông qua method parameters.
Route::resource('categories', 'CategoryController')->parameters([ 'categories' => 'category' //'name_resource' => 'new_name_parameter' ]);
Lúc này URI của route có method show sẽ có dạng /categories/{category} và một số route khác nữa.
5. Localizing Resource URIs
Route::resource mặc định sẽ tạo URI resource bằng các động từ trong tiếng Anh như create, edit. Nếu bạn cần thay đổi thiết lập đó, bạn có thể sử dụng method Resource::resourceVerbs. Việc này nên được thiết lập tại method boot của AppServiceProvider.
use IlluminateSupportFacadesRoute; public function boot() { Route::resourceVerbs([ 'create' => 'tao', 'edit' => 'sua', ]); }
Ta sẽ use facade Route để có thể sử dụng phương thức resourceVerbs. Lúc này, tất cả các URI resource có chứa createsẽ đổi thành tao và edit sẽ đổi thành sua.
6.Bổ sung cho bộ điều khiển tài nguyên (Supplementing resource controller)
Nếu bạn cần bổ sung thêm route cho resource ngoài các route mặc định, bạn cần định nghĩa các route đó trước khi gọi Route::resource
Route::get('posts/popular', '[email protected]'); Route::apiResource('posts', 'PostController');
Lấy lại ví dụ tại phần single action controller, các bạn có để ý một sự khác biệt là hàm __invoke được inject dependency IlluminateHttpRequest class. $request này sẽ nhận tất cả các giá trị dữ liệu từ tham số trên URI mà không cần phải khai báo tại method __invoke. Để hiểu hơn thì chúng ta sẽ tùy chỉnh đoạn code trên một chút. Tại route, chúng ta truyền thêm tham số page vào trên URI như thế này:
Route::get('/dashboard/{page}', 'ShowDashboard');
Phương thức __invoke trong ShowDashboard controller ta sẽ lấy tham số page như sau:
public function __invoke(Request $request) { return 'Dashboard page ' . $request->page; }
Cách lấy tham số URI thông qua $request này hoàn toàn giống với tập Middleware. Không chỉ hạn chế ở method __invoke, ta có thể sử dụng cách này cho toàn bộ method trong controller class nếu có quá nhiều tham số được truyền đến.
Ngoài ra bạn vẫn có thể vừa inject dependency class, vừa có thể khai báo biến nhận dữ liệu của tham số như sau:
public function __invoke(Request $request, $page = 1) { return 'Dashboard page ' . $page; }
Route::get('/dashboard/{page?}', 'ShowDashboard');
Cách này thông thường sử dụng khi bạn cần sử dụng tham số tùy chọn, chứ không ai rảnh mà đi khai báo lại biến nhận dữ liệu khi $request đã có mọi thứ phải không nào.
Lưu ý: Bạn có thể inject bất kỳ dependency class nào bạn cần cho controller class.
Lưu ý: Bạn không thể nào sử dụng route caching nếu có một route trong ứng dụng của bạn sử dụng Closure object thay vì controller.
Chính vì vậy nếu ứng dụng của các bạn có tất cả các route đều đăng ký controller method thì bạn nên tận dụng route caching của Laravel. Sử dụng route caching sẽ giảm thiểu thời gian để đăng ký các route, để thực hiện routing cache, bạn gõ lệnh sau:
php artisan route:cache
Sau khi chạy lệnh này, các đăng ký route sẽ dựa vào cache lưu trữ. Vì vậy nếu bạn có thay đổi gì trong các thiết lập đăng ký route, bạn nên tạo mới lại cache với lệnh:
php artisan route:clear
Bạn chỉ chạy lệnh route:cache khi nào chuẩn bị deloy ứng dụng.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi. Cùng đồng hành với mình qua những tập tiếp theo tại series "Hành trình chinh phục Laravel Framework" nhé! Chúc may mắn và hẹn gặp lại.