Tester và những tố chất cần phải có !
Là 1 nhân viên kiểm thử phần mềm ngoài các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc cần phải biết bạn cần phải linh động và khéo léo xử lý trong mọi tình huống. Bài viết này sẽ không nói về một vấn đề kỹ thuật nào cả thay vào đó tôi sẽ phân tích 1 số tố chất nên có cho 1 Tester 1. Vững vàng về kỹ thuật Là 1 ...
Là 1 nhân viên kiểm thử phần mềm ngoài các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc cần phải biết bạn cần phải linh động và khéo léo xử lý trong mọi tình huống. Bài viết này sẽ không nói về một vấn đề kỹ thuật nào cả thay vào đó tôi sẽ phân tích 1 số tố chất nên có cho 1 Tester
1. Vững vàng về kỹ thuật
Là 1 nhân viên kiểm thử phần mềm hẳn yêu cầu về kỹ thuật kiểm thử là không thể thiếu. Công việc của một tester là vô cùng quan trọng, do đó người làm kiểm thử phần mềm cũng đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn mà không phải ai cũng có thể sở hữu hoặc trang bị trong một sớm một chiều. Các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester. Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.
2. Luôn đặt câu hỏi
Đặc thù của công việc kiểm thử là phải luôn luôn đặt câu hỏi, để bạn hiểu rõ và đúng về yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, để bạn trao đổi với đồng nghiệp 1 cách dễ dàng hơn. Nếu bạn có: Nhiều câu hỏi hơn, Nhiều sự cố hơn, Nhiều câu trả lời hơn, Nhiều sửa lỗi hơn thì lẽ dĩ nhiên bạn sẽ có một sản phẩm: Chất lượng hơn. Là một tester, bạn khám phá mọi thứ bằng cách đặt ra các câu hỏi cho chính mình và cho những người khác. Không bao giờ được có suy ghĩ hết bug. Không có sản phẩm nào là hoàn hảo. Nó chỉ có thể hoàn thiện và sẽ ngày càng hoàn thiện nếu bạn phát hiện ra những sai sót. Không thể dễ dàng cho một case nào đó pass, mà hãy suy nghĩ để làm sao có thể xảy ra những trường hợp fail. Trong trường hợp bạn không hiểu logic hoặc bất cứ thứ gì đó về yêu cầu mà khách hàng đưa ra, hãy luôn mạnh dạn đặt câu hỏi với mình, với dev, với đồng nghiệp, với sếp của mình, bất cứ ai có thể giải thích được những vấn đề thắc mắc của mình. Hãy luôn đặt những câu hỏi trong đầu để suy nghĩ ra những trường hợp có thể xảy ra bug.
3. Luôn luôn học hỏi
Công nghệ ngày càng phát triển, nó phát triển từng ngày, mỗi ngày đều có nhiều điều mới mẻ. Nếu chúng ta không cập nhật thông tin thì chúng ta sẽ tụt hậu. Do vậy, chúng ta phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nổ lực tìm kiếm, cập nhật mọi sự thay đổi để phục vụ cho công việc, lĩnh vực mà chúng ta đang ngày đêm gắn bó cùng nó. Bạn phải sẵn sàng chuyển đổi, học domain khác và nhìn các domain ở các góc độ khác nhau. Đừng bao giờ suy nghĩ mình học đủ rồi hoặc mình giỏi rồi. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng "Tôi đã học đủ rồi", bởi lẽ, nếu bạn biết càng nhiều, năng lực của bạn ngày càng được đánh giá cao. Điều đó có nghĩa là nhu cầu nhà tuyển dụng cần bạn cũng nhiều và lẽ đương nhiên là thu nhập của bạn cũng từ đó mà tăng lên. Nếu chỉ dừng ở các dự án, thì kiến thức của chúng ta sẽ bị giới hạn rất nhiều. Những điều mà chúng ta biết chỉ như là một giọt nước nhỏ và những điều chưa biết là cả một đại dương. Điều này xảy ra đối với hầu hết chúng ta. Do đó bạn hãy chú trọng vào học tập tri thức lĩnh vực, đây là kĩ năng cần thiết của một tester.
4. Suy nghĩ mở
Một ngày của một tester sẽ như thế nào? Thiết kế test case, thực hiện kiểm thử, log những lỗi hay những ảnh hưởng không hợp lý trong quá trình kiểm thử tìm được v.v… Những công việc lặp lại hằng ngày như vậy có làm bạn thấy chán. Vì vậy bạn hãy tạo ra một điều gì đó mới mẻ trong quá trình làm việc, điều này không chỉ mang đến cho bạn một cảm giác hài lòng mà còn giúp bạn tạo ra một hình ảnh đẹp trong mắt các đồng nghiệp và các nhà quản lý vì các ý tưởng mới. Sự đổi mới không nhất thiết phải là các giải pháp phức tạp, mà đó có thể chỉ là những giải pháp nhỏ có thể thực hiện được như: kết nối tất cả các nhóm qua một “mạng xã hội công ty” mà chỉ có thể được truy cập duy nhất trong công ty của bạn. Bạn được dạy khi bắt tay vào làm việc thì phải có công đoạn này rồi mới đến công đoạn kia, làm cái này thì không được để sót vấn đề kia, nhưng điều đó không đúng với tất cả các trường hợp. Nhiều khi các bạn bị chìm trong những bài học, các bạn đọc lý thuyết nhưng không hiểu sẽ vận dụng nó như thế nào hay vận dụng vào rồi thì cũng không biết làm thế để làm gì. Mỗi dự án nó có đặc thù riêng, đặc thù về yêu cầu, đặc thù về thời gian, đặc thù về nhân sự,… Chính vì vậy bạn phải linh động để điều chỉnh plan của mình sao cho phù hợp. Hãy tìm cho mình một con đường ngắn nhất, dễ đi nhất, nếu không tim thấy nó, bạn hãy tạo ra nó. Chỉ có một điều duy nhất đang ngăn cách giữa bạn và sự thành công là một câu chuyện nhảm nhí mà bạn luôn nói rằng "tại sao bạn không thể làm được điều đó". Nó khá đúng. Chúng ta bắt đầu sự nghiệp ở vị trí manual tester (kiểm thử thủ công) và sau đó nữa cũng chỉ là một kiểm thử thủ công. Khi có một ai đó đặt ra câu hỏi - Tại sao bạn không học về kiểm thử tự động? Và hàng loạt lý do được đưa ra như: Không có thời gian, Không có thầy giáo hướng dẫn, không có lớp học, Không có hứng thú.....Nhưng bạn đang sống trong một thế giới mà nếu bạn mắc một lỗi nhỏ cũng có thể gây ra sự tổn thất rất lớn. Vì vậy bạn hãy bước ra ngoài giới hạn của chính mình và luôn cố gắng cho đến khi bạn đạt được nó.
5. Trở thành 1 thành viên quan trọng trong team
Tìm hiểu lập trình hay có kiến thức về sự phát triển sẽ không hề làm hại đến bạn. Thật vậy, điều đó chỉ giúp tạo thêm "sức nặng" cho các kỹ năng của bạn. Giả sử, một lập trình viên gặp rắc rối với một vài sự cố lạ và là một tester bạn phải giúp anh ta sửa chữa các sự cố. Bạn cảm thấy như thế nào? điều đó có ý nghĩa gì với nhóm kiểm thử? Người Tester không cần là ngôi sao sáng bóng nhất của cả Team nhưng hãy luôn sẵn sàng tràn mình ra nhiều thứ ngoài trách nhiệm của mình để chất lượng của phần mềm tốt nhất. Không ngại ngần, không sợ khó, sợ khổ để có thể rèn luyện, trau dồi cho bản thân mình có thêm thật nhiều kiến thức. Hoặc không ngại ngần giúp đõ đồng nghiệp khi họ đang gặp khó khăn, deadline kề cần. Đây là tố chất mang lại nhiều lợi thế cho nghề Tester, vừa nâng cao tầm hieur biết cho mình, vừa nâng cao tình doàn kết trong team và nội bộ.
6. Trau dồi khả năng giao tiếp
Có một niềm tin trong ngành công nghiệp phần mềm rằng "Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, thì bạn sẽ có được 70% sự đảm bảo công việc". Điều này thật sự đúng. Là một tester bạn cần giao tiếp với nhiều member trong một công ty như Manager, leader, coder, Brse, BA,...Tìm ra sự thiếu sót là không đủ, bạn cần phải diễn giải tốt hơn và có thể cung cấp dữ liệu để giải quyết vấn đề. Vũ khí lớn nhất của bạn là "Giao tiếp", hãy trò chuyện mà không có sự e ngại. Giao tiếp – cả nói và viết – là một kỹ năng quan trọng giúp bạn trao đổi chặt chẽ với các developers, những người phân tích chức năng hay những bên liên quan khác trong dự án. Bạn phải đảm bảo được là hiểu rõ yêu cầu của dự án, mô tả được những tiêu chí để kiểm tra và giải thích các bước mô tả vấn đề. Là 1 QA bạn không thể ngại đặt câu hỏi hoặc nói lên tiếng nói của mình.