The seven habits of highly effective people
Có lẽ khi đọc tiêu đề của bài viết sẽ có nhiều người thấy quen, hoặc nhớ ra rằng mình đã từng đọc rồi, cuốn sách mà tôi muốn chia sẻ đến các bạn là cuốn sách trong series sách "the seven habits of highly effective people" (7 thói quen để thành đạt) của tiến sĩ Stephen R.Covey đã được chuyển thể ...
Có lẽ khi đọc tiêu đề của bài viết sẽ có nhiều người thấy quen, hoặc nhớ ra rằng mình đã từng đọc rồi, cuốn sách mà tôi muốn chia sẻ đến các bạn là cuốn sách trong series sách "the seven habits of highly effective people" (7 thói quen để thành đạt) của tiến sĩ Stephen R.Covey đã được chuyển thể sang thể loại truyện manga của Nhật Bản.
Lý do tôi muốn chia sẻ cuốn sách này đến các bạn đó là sự sinh động, nhẹ nhàng không quá khô cứng và lý lẽ như những cuốn sách toàn chữ khác mà chỉ đơn giản qua những mẩu truyện tranh ngắn về cô gái có tên là Ayumi Nakata, 23 tuổi nhân vật chính trong truyện có ước mơ muốn mở lại quán bar của người cha đã mất nên đã theo học nghề bartender tại quán Seven. Qua các tình huống ứng xử với khách hàng, hay những câu chuyện trăn trở của các khách hàng khi đến với quán bar "Seven", những quan điểm về cách suy nghĩ của con người đối với sự vật, sự việc xung quanh đặc biệt là đối với chính bản thân mình. Cuốn truyện manga có chia sẻ về 7 thói quen để thành công, và thói quen mà tôi thấy quan trọng và cần phải rèn luyện đầu tiên đó là thói quen 1 - Chủ động.
Thói quen 1: Chủ động
Dù là chuyện nhỏ, chuyện vặt vãnh đi chăng nữa chúng ta không thể phó mặc cho cảm xúc hay hành động một cách bị động mà hãy tự mình chọn cách ứng xử hợp lý.
Ý thức về những lựa chọn của bản thân và hành động.
Tính cách và hành động của bản thân là kết quả từ những lựa chọn của chính bản thân. "Chủ động" là việc có trách nhiệm đối với chính cuộc đời của mình (Stephen R. Covey đã nói). Nhân vật chính của cuộc đời mỗi người là chính bản thân mỗi người đó, việc quyết định cuộc đời mình như thế nào không ai khác chính là bản thân mình. Những người không chủ động khi mắc sai lầm trong công việc, hoặc bị "đá" bởi người khác giới thì thường họ sẽ đổ lỗi tại người khác. Từ tính cách đến hành động của bản thân thì quy trách nhiệm do cha mẹ, thầy cô, xã hội… Lấy lý do là tại nền tảng giáo dục gia đình, nhóm máu, quẻ bói không tốt. Tuy nhiên, cái thực sự quyết định tính cách, hành động của bản thân là chính bản thân mình. Bản thân không thể thay đổi theo người khác, môi trường bên ngoài thì người khác hay môi trường bên ngoài cũng không thể thay đổi bản thân. Giả sử có một ngày làm việc khó chịu đã xảy ra, chắc chắn bản thân đã có thể làm gì đó để tránh việc đó không xảy ra nhưng chính bản thân đã chọn không làm thì nên suy nghĩ vấn đề từ chính bản thân.
Cách làm của bản thân thay đổi, thì đối phương cũng thay đổi.
Cũng có lúc bạn sẽ bị người khác phê bình “Anh thật kém cỏi”, “Hãy làm cho tử tế đi”, nhưng đó không phải là điều phản ánh đúng khả năng của bạn mà đơn thuần chỉ là phát ngôn của người nói. Việc bị tổn thương khi bị người khác phê bình là điều không tránh khỏi vì con người cũng là động vật có cảm xúc, cũng có lúc bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Nhưng tuyệt đối không được để sự bị tác động đó lặp lại. Nếu nhận thức được bản thân đã phản ứng với sự tác động đó, thì bản thân cũng tự mình lựa chọn hành động đối với tác động đó – khả năng tự giác. Nếu có thể ý thức được việc tự giác thì cũng nhận thấy sự tác động trở lại của chính bản thân đến bên ngoài. Đó chính là sự “chủ động” – năng lực dẫn đầu ý thức. “Chủ động” không phải là việc nắm hoạt động của mọi thứ xung quanh mà là năng lực hành động bằng chính trách nhiệm của bản thân. Bằng sức ảnh hưởng từ việc “chủ động” của bản thân thì đối phương cũng thay đổi theo
Ý thức về “vòng ảnh hưởng” của bản thân và hành động
Việc dằn vặt, đau khổ về sự ảnh hưởng của bản thân không được tác động là vô nghĩa. Covey đã sử dụng “vòng ảnh hưởng” để giải thích cho việc hành động một cách chủ động để thay đổi người khác và môi trường xung quanh. (hình ảnh)
Vòng tròn to phía bên ngoài là “vòng quan tâm”. “Vòng quan tâm” là đường ranh giới phân chia giữa những cái mình quan tâm và không quan tâm trong vô vàn các sự việc có trên thế giới này. Và trong số những thứ mình quan tâm, những thứ mà bản thân có sức ảnh hưởng lớn sẽ là “vòng ảnh hưởng”. Ví dụ như sức khỏe, cách làm việc sẽ nằm trong “vòng ảnh hưởng”. Việc xem xét sự việc có nằm trong “vòng ảnh hưởng” không tùy thuộc vào lập trường, từng tình huống. Ví dụ như quy tắc làm việc, đối với nhân viên bình thường thì sẽ không nằm trong “vòng ảnh hưởng”, nhưng đối vói người ở phòng nhân sự thì cũng có trường hợp nằm trong “vòng ảnh hưởng”. Người lúc nào cũng để ý đến khuyết điểm của người khác, môi trường xung quanh là người đang tập trung quá trong “vòng quan tâm”. Tuy nhiên, đối với việc dù có quan tâm nhưng không thể để bị ảnh hưởng, dù lo lắng đi chăng nữa thì cũng sẽ không có cái gì bắt đầu. Vì thế bản thân cần tập trung ý thức vào “vòng ảnh hưởng” của mình. Đối với những việc bản thân có thể ảnh hưởng, nếu hành động một cách chủ động, phát huy được năng lượng của sự “chủ động” thì sự thay đổi của môi trường xung quanh sẽ diễn ra, vì chúng ta có thể mở rộng được “vòng ảnh hưởng”.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để nâng cao sức ảnh hưởng
Tất nhiên, không phải cứ hành động một cách chủ động thì sẽ dẫn đến kết quả như mong muốn ngay. Con người có tự do để lựa chọn cho hành động của mình, nhưng không có tự do để chọn “kết quả” của hành động. Vì kết quả không nằm trong vòng ảnh hưởng. Giống như vậy, “sự nhầm lẫn” cũng không nằm trong “vòng ảnh hưởng”. Nếu kết quả là xấu thì sẽ hối hận về hành động đã làm, đã lựa chọn nhưng không thể xóa đi “sự nhầm lẫn” đã xảy ra ấy. Tức là thứ mà bản thân có thể thay đổi chỉ là hành động. Dù không đạt được kết quả mong đợi nhưng nếu muốn cải thiện thì có thể cải thiện ở hành động tiếp theo. Nếu tiếp tục kiên nhẫn thử và sai, dần dần kết quả cũng sẽ thay đổi. Bản chất của tính chủ động là sự thành thật đối với lời hứa của chính bản thân hay cả với người khác nữa. (Covey đã nói). Ý thức có trách nhiệm đối với từng hành động là nền tảng của thói quen thứ nhất- Chủ động!
Từ những trải nghiệm thực tế của bản thân, đặc biệt đối với một người mới ra trường đi làm như tôi thì thói quen thứ nhất - sự chủ động này rất quan trọng, và cũng là yếu tố quyết định chính cách làm của bản thân và cách người khác sẽ làm và nhìn nhận về bản thân.