Thị trường Fintech Vietnam 2019 – Các công ty Công nghệ Việt Nam đang làm gì?
Sức ảnh hưởng của Fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo Pricewaterhouse Coopers, các Startup Fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD trong 4 năm qua. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhận được gần 15 tỷ USD đầu tư vào Fintech trong năm 2018. Cơ hội trong lĩnh vực Fintech là ...
Sức ảnh hưởng của Fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo Pricewaterhouse Coopers, các Startup Fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD trong 4 năm qua. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhận được gần 15 tỷ USD đầu tư vào Fintech trong năm 2018. Cơ hội trong lĩnh vực Fintech là điều rõ ràng nhận thấy và Việt Nam không đứng ngoài sân chơi đó.
“Xuất hiện muộn, phát triển nhanh”
Từ năm 2015, các startup về Fintech phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, từ đó nó dần trở thành một tín hiệu tốt gây chú ý với cộng đồng cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biết là tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia khác trong khu vực con số này còn rất khiêm tốn. Ví dụ, theo một thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2017-2018, Singapore có khoảng hơn 490 công ty fintech, Malaysia 196 công ty, Indonesia là 262 công ty, thuộc lĩnh vực này. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường Fintech Đông Nam Á cũng như tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho các startup và các doanh nghiệp lớn trong thời gian tới.
Fintech là danh sách hiếm hoi có sự góp mặt các startup tầm thế giới như Momo trong Top 100 fintech thế giới và ứng dụng số 1 thế giới về quản lý chi tiêu Money Lover. Một vài công ty đã ứng dụng AI và data-sciene vào sản phẩm dịch vụ, đi vào cuộc sống thường ngày của rất nhiều người như FE Credit, Tima và Trusting Social.
Thiết bị di động là “chất xúc tác”
Các quá trình phát triển của tài chính sẽ được thúc đẩy bởi tỉ lệ cao những người sử dụng smartphone. Năm 2017, 84% người dùng thoại di động ở Việt Nam sử dụng smartphone. Các ứng dụng thanh toán điện tử có thể thu hút nhóm khách hàng là những người chưa từng tiếp cận với hệ thống ngân hàng truyền thống, mở đường cho một xã hội không tiền mặt hoặc ít phụ thuộc hơn vào tiền mặt.
Đó là những việc quan trọng cần làm nếu Việt Nam muốn hiện thực hoá tham vọng về FinTech. Trong thập kỉ tiếp theo, Việt Nam sẽ nổi lên như người dẫn đầu trong khu vực về phát triển giải pháp đổi mới FinTech. Với một dân số luôn cởi mở với công nghệ, sôi động, trẻ trung và sẵn sàng đón nhận cái mới, dường như tốc độ phát triển thị trường Fintech Vietnam sẽ không điểm dừng lại!
Vừa qua TopDev đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công nghệ góp phần thay đổi cuộc sống đến từ các công ty công nghệ tại Việt Nam. Những số liệu và thông tin dùng trong bản báo cáo này được cung cấp từ các chuyên gia, diễn giả, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia các hoạt động employer branding, networking và marketing tại Việt Nam, cũng như những thông tin được lựa chọn và tổng hợp từ dữ liệu của TopDev.