27/09/2018, 14:08

Thị trường ứng dụng: chen chân dễ, giữ chân khó

Top 8 ứng dụng 2016, tính theo số người dùng active Để kết thúc 2016, Neilsen vừa công bố thống kê về di động của mình. Theo đó, top 8 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất đều thuộc về hai ông lớn Google và Facebook. Nửa số đó là kết quả đến từ các thương vụ thu mua: Google mua lại ...

Top 8 ứng dụng 2016, tính theo số người dùng active

Để kết thúc 2016, Neilsen vừa công bố thống kê về di động của mình. Theo đó, top 8 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất đều thuộc về hai ông lớn Google và Facebook.

Nửa số đó là kết quả đến từ các thương vụ thu mua:

  • Google mua lại tiền thân của Google Maps tận từ 2004.
  • Google thu mua Youtube từ 2006.
  • Facebook thu mua Beluga từ 2011, và dần dần đổi tên thành Facebook Messenger.
  • Facebook thu mua Instagram từ 2012,

Và dù có đến 88% người Mỹ có dùng smartphone, họ đã bắt đầu ngừng tải ứng dụng mới.

Chart by Recode. Data by Comscore.Chart by Recode. Data by Comscore.

Nói cách khác, ứng dụng di động đang dần trở thành một thị trường “thắng thì chiếm tất”, với ngày càng nhiều khó khăn cho những tay chơi mới đặt chân vào.

Vì đâu mà thị trường di động lại trì trệ như vậy?

Một trong nhiều lý do chủ yếu là vì cách thiết kế của app store khiến người dùng khó lòng khám phá được các ứng dụng mới. Ngay cả khi bạn được giới thiệu một ứng dụng rất cụ thể và biết chính xác mình đang tìm kiếm điều gì, bạn vẫn sẽ phải lần mò giữa một biển ứng dụng sao chép và thậm chí là hàng “fake” thẳng thừng.

Một lý do nữa là việc cài đặt ứng dụng sẽ mất thời gian và tiêu tốn dữ liệu (mối lo với người dùng 3G), nên cứ dùng sẵn app Facebook mặc định để làm mọi thứ là ổn rồi.

Bởi những lý do này, có đến 1,65 tỷ người dùng Facebook mỗi tháng với khoảng thời gian trung bình 50 phút mỗi ngày. Và tuần suất sử dụng Facebook nhìn chung đang tăng nhanh chóng mặt, chiếm lĩnh hết hầu hết các ứng dụng khác.

Nhiều năm qua, rất khó tìm được ví dụ về các ứng dụng mới có thể thách thức được các ông lớn này. Chỉ một ngoại lệ duy nhất đó là Snapchat, vừa mới vượt mặt Twitter về lượt sử dụng hằng ngày, nhưng còn lâu mới đuổi kịp Facebook.

Facebook đã từng có nỗ lực muốn thu mua Snapchat hồi 2014, nhưng Snapchat đã từ chối đề nghị trị giá 3 tỷ đô này.

Snapchat hiển nhiên là một trong số ít các công ty (đếm trên đầu ngón tay) với sự gan dạ thách thức cả một gã khổng lồ như thế. Groupon cũng từng từ chối đề nghị thu mua 6 tỷ đô từ Google năm 2012, và kết quả là CEO của công ty này bị hội đồng quản trị phế suất ngay trong năm đó.

Còn ứng dụng từ các tập đoàn lớn khác thì sao?

Sau hai cái tên bên trên, bạn hẳn sẽ nghĩ ngay rằng Apple sẽ có một ứng dụng nào đó cạnh tranh được. Dù gì đi nữa, iPhone cũng chiếm hơn nửa thị phần smartphone Mỹ mà.

Hệ điều hành Smartphone tại Mỹ năm 2016, xét theo thị phần.Data and chart by Nielsen.

Nhưng chỉ có một ứng dụng duy nhất đưa tên Apple vào bảng xếp hạng đó là Apple Music, vừa ra mắt hè năm nay với nhiều chiếc dịch marketing tốn kém.

Nếu xét đến số người tiếp tục trả tiền sử dụng Apple Music sau khi thời gian dùng thử kết thúc, số liệu tỏ ra không khả quan lắm. Và rất có thể, năm sau Apple cũng sẽ biến mất khỏi bảng xếp hạng này luôn.

Apple vẫn có nhiều ứng dụng khá thành công, dù phần lớn các ứng dụng này “ăn nên làm ra” là vì chúng là ứng dụng mặc định trên iOS của Apple, và vì mối liên kết chặt chẽ với Siri. Nhưng dù vậy, những ứng dụng này vẫn không thể phổ biến bằng các ứng dụng đầu tàu từ Google và Facebook.

Các ứng dụng khác trên điện thoại của bạn ắt hẳn đa số là các điểm giao tiếp với dịch vụ như Amazon, Netflix, và Uber. Bạn cũng có thể giữ một số ứng dụng như ngân hàng, hàng không, mua sắm nhanh, và các dịch vụ tiện ích kinh doanh cơ bản khác yêu cầu bạn phải tải app của họ.

Nhưng ứng dụng di động tính ra vậy là gần hết rồi.

Khoan đã, có vẻ như chúng ta vẫn chưa nhắc đến “con gà đẻ trứng vàng” của Google và Apple app stores.

Tăng tốc cho WordPress với các tuyệt chiêu PHP & PHP7. Đăng kí ngay!Tăng tốc cho WordPress với các tuyệt chiêu PHP & PHP7. Đăng kí ngay!

80% doanh thu di động đến từ game

Game di động thống trị khoảng doanh thu từ app store, và có lẽ khuynh hướng này sẽ tiếp tục diễn ra.

Chart by GamasutraChart by Gamasutra

Cũng giống với các ứng dụng không-phải-game, đây là nơi “người thằng giành tất”. Một game di động trung bình chỉ thu được khoảng 3000 đô la (gross), chẳng thể nào bù nổi chi phí phát triển (chưa tính đến các phí khác).

Thế còn những thành công chớp nhoáng? Còn về game phải-có năm 2016 Pokemon Go thì sao?

Pokemon Go được xây dựng trên tài sản trí tuệ do Nintendo sở hữu, một tập đoàn đa quốc gia 127 năm tuổi quyết định sẽ không can thiệp vào quá trình phát triển game.

Bản thân Pokemon Go hoàn toàn do Niantic phát triển, và đây là một nhánh con của… Google!

Đúng rồi đấy, ngay cả khi một ứng dụng mới xuất hiện chen chân lên được top đầu trong năm 2016, sự thật vẫn không hề thay đổi: Google và Facebook thống trị ứng dụng di động.

OK. Vậy ứng dụng di động chấm hết rồi ư?

Với những gì đang diễn ra, có vẻ như native apps đã đến ngày tàn.

Nếu bạn đang quản lý một tập đoàn lớn với hàng triệu người dùng, có thể việc đầu tư vào ứng dụng vẫn khá khả quan. Còn nếu bạn vừa startup hoặc một (nhóm) lập trình viên thực sự muốn xây dựng user base để kiếm tiền, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp cận thị trường ứng dụng thật cẩn trọng.

Môi trường web là phương tiện xây dựng sản phẩm và thu khút khách hàng rẻ hơn và dễ dàng hơn, đồng thời các bạn sẽ không chết điêu chết đứng chỉ vì những cú “búng tay” Google Play hay Apple Store.

Một số công cụ như Cordova hoặc React Native có thể giúp bạn xây dựng ứng dụng di động nhanh hơn và tiếp kiệm hơn so với JavaScript. Với những công cụ này, bạn có thể tạm hoãn nhu cầu học ngôn ngữ và framework riêng cho platform—hoặc tìm đến chuyên viên lập trình iOS và Android —cho đến khi ứng dụng của bạn đã có nhiều người dùng.

Còn có các lựa chọn như Progressive Web Apps, về cơ bản là ứng dụng web được xây dựng trên JavaScript có khả năng làm việc ngoại tuyến và mang các tính năng quan trọng phải có trong một ứng dụng di động như push notification.

Một điểm thú vị nữa, năm 2017 có lẽ sẽ là lúc cho ứng dụng thực tế ảo nổi lên. Và Amazon đã bán đứt cả triệu thiết bị Echo mùa lễ này. Luôn luôn có những chân trời mới cho doanh nghiệp tham gia và thể hiện mình.

Techtalk via medium

0