Thiết bị thực và thiết bị giả lập trong kiểm thử các ứng dụng di động: Cái nào là tốt hơn?
Khi phát triển các ứng dụng được hỗ trợ trên nhiều nền tảng di động, điều quan trọng nhất đó là, làm sao để thực hiện kiểm tra được khả năng sử dụng của ứng dụng trên càng nhiều thiết bị khác nhau càng tốt. Tuy nhiên, vấn đề không có ngân sách hoặc không đủ thời gian đề thu thập tất cả các loại ...
Khi phát triển các ứng dụng được hỗ trợ trên nhiều nền tảng di động, điều quan trọng nhất đó là, làm sao để thực hiện kiểm tra được khả năng sử dụng của ứng dụng trên càng nhiều thiết bị khác nhau càng tốt. Tuy nhiên, vấn đề không có ngân sách hoặc không đủ thời gian đề thu thập tất cả các loại thiết bị, thực kiểm thử ứng dụng trên toàn bộ các thiết bị này là trở ngại lớn nhất. Đó chính là lý do tại sao một số nhà phát triển chọn sử dụng các thiết bị giả lập (Emulators).
Các thiết bị giả lập có thể hỗ trợ rất nhiều với những khó khăn liên quan đến việc thực hiện phân tích chất lượng ứng dụng qua nhiều loại phần cứng, tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm khi sử dụng các thiết bị giả lập. Dưới đây là một vài lý do nổi bật mà bạn có thể nhận thấy vì sao việc thử nghiệm trên các thiết bị thực thường có kết quả tốt hơn so với sử dụng các thiết bị giả lập.
1. Các tình huống kiểm tra
Bạn không thể bắt chước các hành động, các hiện tượng trong cuộc sống thực với phần mềm. Làm thế nào để ứng dụng biết được rằng, bạn đang ở bên ngoài ánh mặt trời, hoặc khi bạn đang đi dưới trời mưa? Bạn đang sử dụng ứng dụng trong khi đi bộ? Giao diện hiển thị có đẹp mắt không với thao tác vuốt và sử dụng ngón tay? Tất cả những tình huống này là không thể khi bạn sử dụng một thiết bị giả lập.
2. Kiểm tra pin
Không thể kiểm tra những tác động ảnh hưởng đến ứng dụng của bạn khi pin yếu, pin đầy nếu như bạn sử dụng một thiết bị giả lập.
3. Sự gián đoạn
Những sự kiện như nhận được một tin nhắn văn bản hoặc một cuộc gọi đến khi đang sử dụng ứng dụng không thể tái hiện được để kiểm tra trong khi bạn sử dụng một thiết bị giả lập.
4. Các vấn đề liên quan đến bộ nhớ
Các thiết bị giả lập có xu hướng có rất nhiều bộ nhớ có sẵn hơn các thiết bị thực. Lý do cho điều này chính là một thiết bị giả lập không đa nhiệm như một thiết bị thực. Hiệu suất ứng dụng của bạn trên một thiết bị giả lập có thể tốt hơn nhiều so với trên một thiết bị thực. Điều này có thể gây ra một quan niệm sai lầm về tốc độ xử lý mà ứng dụng có thể đáp ứng cho người dùng.
5. Hiển thị/Độ phân giải
Giao diện của ứng dụng có thể khác nhau trên một thiết bị giả lập và một thiết bị thực. Ứng dụng sẽ hiển thị như thế nào khi độ sáng màn hình là cao hoặc thấp, và sự thay đổi độ phân giải giữa các thiết bị có thể sẽ khác nhau khi giả lập. Việc mô phỏng ánh sáng là rất khó trên một thiết bị giả lập.
Kết luận
-
Mặc dù, các thiết bị giả lập có nhiều nhược điểm, nhưng đôi khi, chúng thực sự rất cần thiết. Các thiết bị giả lập có thể rất hữu ích đối với những giai đoạn đầu của quá trình phát triển một ứng dụng nào đó. Nhóm nghiên cứu phát triển sử dụng chúng để nhanh chóng kiểm tra xem đoạn mã code có xung đột với hệ điều hành di động hay không.
-
Thực hành tốt nhất cho phát triển ứng dụng di động sẽ bao gồm cả giả lập và các thiết bị thực. Lý tưởng nhất là người ta sẽ sử dụng giả lập trong mã hóa và gỡ lỗi giai đoạn đầu, và các thiết bị thực sự cho khả năng sử dụng và thử nghiệm hiệu suất giai đoạn sau.
-
Quyết định các thiết bị nào sử dụng cho mục đích thử nghiệm chính là chìa khóa, bắt đầu với những thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất và sau đó di chuyển xuống trong danh sách. Kiểm tra chức năng và khả năng sử dụng trên các thiết bị phổ biến nhất, và sau đó sử dụng giả lập cho phần còn lại, đây chính là phương pháp đáng tin cậy nhất và sử dụng rộng rãi trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày nay.
-
Với một ngân sách và khung thời gian không giới hạn, thử nghiệm qua vô số các thiết bị có sẵn sẽ là lý tưởng. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với thực tế của hàng loạt các thiết bị Android và iOS hiện có sẵn, hầu như không thể thu thập được từng loại thiết bị. Vì vậy, trong quá trình phát triển và thử nghiệm các ứng dụng trên điện thoại di động, hãy nhớ sử dụng các các thiết bị giả lập và các thiết bị thực.
Nguồn tham khảo: https://www.glowtouch.com/blog/testing/real-devices-vs-emulators-for-qa-testing/