Thiết kế website bằng ngôn ngữ nào là tốt nhất?
Công nghệ website phát triển, việc ra đời ngày càng nhiều ngôn ngữ lập trình là chuyện rất bình thường. Song, hiện tại có quá nhiều ngôn ngữ lập trình PHP, ASP, ASP.NET, HTML, JS, JAVA, CSS3,.. chắc hẳn sẽ khiến cho bạn không khỏi băn khoăn, lo lắng không biết nên đưa ra sự lựa chọn nào đúng đắn ...
Công nghệ website phát triển, việc ra đời ngày càng nhiều ngôn ngữ lập trình là chuyện rất bình thường. Song, hiện tại có quá nhiều ngôn ngữ lập trình PHP, ASP, ASP.NET, HTML, JS, JAVA, CSS3,.. chắc hẳn sẽ khiến cho bạn không khỏi băn khoăn, lo lắng không biết nên đưa ra sự lựa chọn nào đúng đắn nhất. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số loại ngôn ngữ phổ biến, từ đó đưa ra sự lựa chọn mà không mắc phải sai lầm.
Xem thêm: Thiết kế website nên chọn ngôn ngữ lập trình PHP hay Java
1.Nên thiết kế web bằng ngôn ngữ gì?
- PHP:
Ngôn ngữ PHP là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng có sự phổ biến nhất hiện nay. Nó sử dụng hầu hết các loại mã nguồn mở của Wordpress, Magento, Joomla,.., vậy nên không quá ngạc nhiên khi vì sao mức giá của nó lại rẻ đến vậy. Điểm cộng của ngôn ngữ này đó là được khá nhiều người sử dụng, vậy nên nếu trong quá trình thực hiện mà có bất kỳ khó khăn gì, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của họ.
Theo các chuyên gia đánh giá, thiết kế website chuyên nghiệp bằng ngôn ngữ PHP là một sự lựa chọn khá thông minh. Song, vì nó là mã nguồn mỡ nên tính bảo mật là chưa cao. Khi lựa chọn đơn vị thiết kế web bằng loại ngôn ngữ này, bạn nên yêu cầu họ đáp ứng phần này tốt hơn trong suốt quá trình phát triển trang web.
- ASP.NET:
Ngôn ngữ thiết kế website này được kế thừa từ ngôn ngữ ASP, do vậy mà nó có khá nhiều ưu điểm từ ASP. Cụ thể, ASP.NET có khá năng tùy biến tương đối cao, giúp người quản trị web thuận tiện hơn hẳn. Bên cạnh đó, đây cũng được xếp vào trong danh sách những ngôn ngữ thiết kế web với tính bảo mật cao nhất, cộng đồng hỗ trợ cũng khá đông đảo.
Về chi phí thiết kế website bằng ngôn ngữ ASP.NET thì thường sẽ cao hơn so với các ngôn ngữ còn lại. Đó là do nó có liên quan đến vấn đề bản quyền của Microsoft. Tuy nhiên, với những ưu điểm to lón khác như bảo mật tốt, tốc độ load web đỉnh cao, vậy thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra quyết định lựa chọn thiết kế web bằng ngôn ngữ này.
- Java Script:
Mặc dù được ra đời từ khá lâu, song hiện nay ngôn ngữ này vẫn được đánh giá tương đối cao. Điểm cộng của nó là tính bảo mật cao, được dùng để xây dựng các hệ thống trang web lớn. Cũng chính vì vậy mà mức chi phí thiết kế của nó không hề rẻ, không được sử dụng phổ biến như PHP hay ASP.NET.
- HTML:
Đây là một ngôn ngữ thiết kế web tĩnh, có nghĩa là trang web được xây dựng hoàn toàn bằng thủ công. Việc xây dựng trang web với HTML với sự cắt ghép để tạo nên một trang web hoàn chỉnh tốn khá nhiều thời gian, ngoài ra nó còn phải kết hợp cùng với nhiều loại ngôn ngữ khác mới hoàn thành được khác web như CSS, Java, PHP…, vậy nên trước khi đưa ra sự lựa chọn nó bạn nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn.
2.Vậy nên thiết kế web bằng ngôn ngữ nào? Lời khuyên cho bạn
- Nếu bạn đang có ý định làm website với quy mô vừa và nhỏ để phục vụ mục đích kinh doanh, vậy có thể lựa chọn ngôn ngữ PHP. Ưu điểm của nó là giá cả phải chăng, các tính năng cũng đáp ứng được cơ bản.
-
Những dự án tầm trung sẽ thích hợp nếu sử dụng ngôn ngữ ASP.NET, nó đảm bảo chi phí hợp lý, tính bảo mật cao và quan trọng hơn nữa là hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn được ổn định nhất có thể.
-
Đối với những dự án lớn, tầm cao, Java Script là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Không chỉ dừng lại ở tính bảo mật cao, ngôn ngữ này còn hỗ trợ bạn rất nhiều tính năng khá chuyên nghiệp, đáp ứng được mọi nguyện vọng mà bạn đề ra.
Như vậy, qua bài viết này bạn có thể biết được mình nên thiết kế website bằng ngôn ngữ nào. Và còn rất nhiều vấn đề khác bạn cũng phải quan tâm khi làm web để kinh doanh online. Nếu bạn chưa nắm rõ được điều đó, đừng quá lo lắng bởi chỉ cần một click chuột vào website của chúng tôi, mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được chúng tôi giải đáp một cách đầy đủ nhất. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay lên đi nào?
Bài viết được đóng góp bởi Mona Media.