12/08/2018, 15:14

Thiết lập mục tiêu

I. Giới thiệu Một người bạn của mình mới chuyển sang làm việc cho 1 công ty Nhật. Bạn ý kể rằng công ty bắt buộc nhân viên phải đặt ra mục tiêu cho bản thân ở mỗi quý, sau đó sếp sẽ review và theo dõi mức độ thực hiện của từng nhân viên. Bạn cũng nói rằng bạn ý thấy việc đó thật phiền phức ... ...

I. Giới thiệu

Một người bạn của mình mới chuyển sang làm việc cho 1 công ty Nhật. Bạn ý kể rằng công ty bắt buộc nhân viên phải đặt ra mục tiêu cho bản thân ở mỗi quý, sau đó sếp sẽ review và theo dõi mức độ thực hiện của từng nhân viên. Bạn cũng nói rằng bạn ý thấy việc đó thật phiền phức ...

Kể cũng đúng thôi, mục tiêu là cái gì đó hơi xa vời khi mà chúng ta còn đôi khi còn phải băn khoăn xem bữa nay ăn gì và hơn hết là, những gì mang tính chất bắt buộc thì chả ai muốn làm cả... Nhưng cũng phải có lý do nào chính đáng nào đó thì các sếp mới yêu cầu nhân viên phải làm chứ nhỉ? Nghĩ kỹ lại thì mình cũng chưa có mục tiêu gì to lớn cho bản thân cả, thế nên mình đã tìm hiểu kỹ hơn về việc thiết lập mục tiêu (Goal setting) để xem nó là cái gì và có cần thiết phải làm nó hay không. Nếu các bạn có cùng quan tâm thì tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé =))

II. Định nghĩa

1. Mục tiêu là gì?

Mục tiêu là một kết quả mong muốn hoặc kết quả có thể xảy ra mà một người hoặc một hệ thống hình dung, lên kế hoạch và cam kết đạt được.

2. Thiết lập mục tiêu là gì?

Thiết lập mục tiêu là quá trình quyết định những gì bạn muốn đạt được và lập kế hoạch để đạt được kết quả mong muốn.

III. Tại sao cần phải thiết lập mục tiêu?

Tất cả những người thành công đều có mục tiêu. Không ai có thể có được bất cứ thứ gì trừ khi họ biết nơi mình muốn đi và cái họ muốn làm hoặc trở thành —Norman Vincent Peale

Goal

Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên trong quá trình hoàn thành thành công mục tiêu. Dưới đây là các lợi ích của việc thiết lập mục tiêu:

1. Bạn kiểm soát cuộc sống của mình

  • Mục tiêu giống như GPS của cuộc sống. Nó đưa cho bạn định hướng và giúp bạn lựa chọn con đường mình muốn đi trong cuộc đời. Nó tạo ra tầm nhìn về lý tưởng tương lai của bạn và biến nó thành hiện thực. Khi bạn đã đạt được mục tiêu, bạn sẽ cải thiện cuộc sống và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

2. Bạn tập trung vào những điều quan trọng

  • Mục tiêu giúp chúng ta phân loại điều gì là trong trọng và điều gì không. Bạn sẽ chỉ tập trung vào những điều mà bạn muốn đạt được và dành thời gian quý báu cho nó.

3. Bạn sẽ có những quyết định đúng đắn

  • Mục tiêu giúp bạn xác định và thiết lập những điều bạn ưu tiên và đưa ra các lựa chọn đúng đắn dựa trên quan điểm dài hạn về những gì là quan trọng nhất đối với bạn.

4. Bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả

  • Bạn sẽ tập trung và dành thời gian, sức lực vào công việc. Bỏ qua những thứ làm bạn sao lãng và nó sẽ làm bạn làm việc có hiệu quả hơn.

5. Bạn sẽ trở nên tự tin và nhiệt huyết

  • Khi bạn thiết lập mục tiêu và đo lường thành tích, bạn có thể thấy những gì bạn đã làm được và những gì bạn có khả năng. Quá trình đạt được mục tiêu này mang lại cho bạn sự tự tin và niềm tin vào bản thân. Và bạn trở nên nhiệt huyết hơn.

6. Bạn sẽ tiến bộ

  • Sau khi bạn đạt được một mục tiêu, bạn sẽ cố gắng đạt được mục tiêu cao hơn. Về lâu dài, bạn sẽ thấy những tiến bộ to lớn mà mình đạt được khi nhìn lại.

7. Bạn sẽ gần hơn đến thành công

  • Mục tiêu là điểm khởi đầu của thành công. Một khởi đầu tốt sẽ tạo nên một nửa thành công.

IV. Thiết lập mục tiêu như thế nào?

1. Bạn nên thiết lập mục tiêu của mình trên một số cấp độ:

  • Đầu tiên bạn tạo ra 1 bức tranh toàn cảnh về cái bạn muốn làm trong cuộc sống và xác định các mục tiêu quy mô lớn mà bạn muốn đạt được.

  • Sau đó, bạn chia thành các mục tiêu nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa mà bạn cần làm để đạt được mục tiêu lớn.

  • Cuối cùng, một khi bạn đã có kế hoạch, bạn bắt đầu bắt tay vào làm để đạt được các mục tiêu đó.

2. Thiết lập mục tiêu cuộc đời

Bước đầu tiên trong việc thiết lập mục tiêu là xem xét những gì bạn muốn đạt được trong cuộc đời (hoặc ít nhất là ở một độ tuổi đáng kể và xa xôi trong tương lai).

goal_setting

Cố gắng đặt ra các mục tiêu trong một số loại sau (hoặc có thể là một loại riêng nào đó quan trọng đối với bạn):

  • Công việc (Career): Mức độ bạn muốn đạt được trong công việc hoặc điều bạn muốn đạt được.

  • Tài chính (Financial): Bạn muốn kiếm được bao nhiêu, theo giai đoạn nào? Điều này liên quan như thế nào đến mục tiêu công việc của bạn?

  • Giáo dục (Education): Có kiến thức nào bạn muốn đạt được hay không? Thông tin và kỹ năng nào bạn cần để có thể đạt được các mục tiêu khác?

  • Gia đình (Family): Bạn muốn trở thành bố mẹ chưa? Nếu có, làm thế nào để trở thành bố mẹ tốt? Bạn muốn được nhìn nhận bởi nửa kia hoặc các thành viên trong gia đình như thế nào?

  • Nghệ thuật (Artistic): Bạn có bất cứ mục tiêu nào về nghệ thuật không?

  • Thái độ (Attitude): Có điều gì trong suy nghĩ cản trở bạn không? Có điều gì trong cách cư xử làm bạn khó chịu không? Nếu có, hãy đặt mục tiêu để cải thiện hành vi hoặc tìm ra giải pháp cho vấn đề của bản thân.

  • Thể dục (Physical): Bạn có mục tiêu về thể thao nào muốn đạt được không? Bạn muốn có sức khỏe tốt khi về về già không? Bạn sẽ làm gì để đạt được điều này?

  • Tận hưởng (Pleasure): Bạn muốn tận hưởng cuộc sống như thế nào? (Bạn nên đảm bảo rằng cuộc sống của bạn là để dành cho bạn).

  • Dịch vụ công cộng (Public service): Bạn có muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Nếu có thì phải làm như thế nào?

Bạn hãy dành thời gian suy nghĩ những điều trên và sau đó chọn một hoặc nhiều mục tiêu mà bạn thực sự muốn làm để tiến hành thực hiện.

3. Thiết lập các mục tiêu nhỏ hơn

  • Một khi bạn đã đặt mục tiêu cho cuộc đời mình, hãy thiết lập một kế hoạch 5 năm với những mục tiêu nhỏ hơn mà bạn cần phải hoàn thành nếu bạn muốn đạt được kế hoạch suốt đời.

  • Sau đó, tạo kế hoạch 1 năm, kế hoạch 6 tháng và kế hoạch 1 tháng của các mục tiêu nhỏ hơn mà bạn cần đạt được để đạt được mục tiêu cả đời. Mỗi kế hoạch trong số này phải dựa trên kế hoạch trước đó.

  • Sau đó, tạo 1 danh sách các việc cần làm mỗi ngày để đạt được mục tiêu tháng.

  • Ở giai đoạn đầu, mục tiêu nhỏ hơn của bạn có thể là đọc sách và thu thập thông tin về việc mục tiêu cao hơn. Điều này giúp bạn cải thiện chất lượng và tính thực tế của việc thiết lập mục tiêu của mình.

  • Cuối cùng, xem lại kế hoạch của bạn và đảm bảo rằng chúng phù hợp với cách mà bạn muốn sống.

4. Giữ cho việc thực hiện mục tiêu không bị gián đoạn

  • Một khi bạn đã quyết định mục tiêu đầu tiên, hãy tiếp tục quá trình bằng cách xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm hàng ngày.

  • Định kỳ xem xét các kế hoạch dài hạn và sửa đổi chúng để phản ánh những ưu tiên và kinh nghiệm.

5. SMART Goal

Một cách hữu ích để làm cho mục tiêu có hiệu lực hơn là sử dụng SMART giúp dễ nhớ.

smart_goal

  • S – Specific (cụ thể) hoặc Significant (quan trọng)
  • M – Measurable (có thể đo lường được) hoặc Meaningful (có ý nghĩa).
  • A – Attainable (có khả năng đạt được) hoặc Action-Oriented (hành động theo định hướng).
  • R – Relevant (Thích hợp) hoặc Rewarding (đáng làm).
  • T – Time-bound (thời gian bị ràng buộc) hoặc Trackable(có thể theo dõi được).

6. Các mẹo để thiết lập mục tiêu

Các hướng dẫn mở rộng sau đây sẽ giúp bạn thiết lập các mục tiêu hiệu quả và có thể đạt được:

  • Thể hiện mục tiêu một cách tích cực: "Thực hiện kỹ thuật này tốt hơn" là một mục tiêu tốt hơn nhiều so với "Đừng tạo ra lỗi ngu ngốc này".

  • Đặt mục tiêu chính xác: Đặt ngày tháng, thời gian, số tiền,... để bạn có thể đo được thành tích.

  • Đặt thứ tự ưu tiên khi bạn có nhiều mục tiêu: Điều này giúp bạn tránh bị choáng ngợp vì có quá nhiều mục tiêu và hướng sự chú ý của bạn vào những mục tiêu quan trọng nhất.

  • Viết các mục tiêu ra

  • Giữ hoạt động các mục tiêu nhỏ

  • Hãy đặt ra các mục tiêu mà bạn có thể kiểm soát được

  • Hãy đặt ra các mục tiêu thực tế mà bạn có thể đạt được

7. Mục tiêu đạt được

Khi bạn đã đạt được mục tiêu, hãy dành thời gian để tận hưởng sự hài lòng, hoặc nếu mục tiêu mang một ý nghĩa quan trọng, hãy tự thưởng cho mình. Điều đó giúp bạn xây dựng sự tự tin mà bạn xứng đáng.

Với kinh nghiệm đã đạt được ở mục tiêu này, hãy xem xét lại các mục tiêu còn lại của kế hoạch:

  • Nếu mục tiêu vừa rồi đạt được quá dễ dàng, hãy làm cho mục tiêu tiếp theo khó hơn.

  • Nếu mục tiêu vừa rồi mất khá nhiều thời gian để đạt được, hãy làm cho mục tiêu tiếp theo dễ dàng hơn.

  • Nếu bạn đã học được một điều gì đó mà dẫn dắt bạn thay đổi các mục tiêu khác, hãy làm như vậy.

  • Nếu bạn nhận thấy mình thiếu thốn kỹ năng mặc dù đã đạt được mục tiêu, hãy quyết định có nên đặt mục tiêu để khắc phục điều này hay không.

Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn sẽ thay đổi theo thời gian. Điều chỉnh chúng thường xuyên để phản ánh sự tăng trưởng về kiến thức và kinh nghiệm của bạn, nếu mục tiêu không còn hấp dẫn nữa thì hãy cân nhắc để bỏ nó đi.

V. Kết luận

Có nhiều người không biết mục đích mình đến trái đất làm gì và cũng có nhiều người đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng chả thực hiện được cái nào =)). Đối với kinh nghiệm của bản thân, mình thấy rằng nếu bạn chưa có mục tiêu nào, hãy bắt đầu thực hiện ngay từ bây giờ, còn nếu bạn thấy quá khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, hãy rủ ai đó cũng làm với bạn (làm cùng nhau bao giờ cũng dễ hơn là làm một mình mà) và biết đâu bạn sẽ thấy cuộc sống nở hoa thì sao =))). Thôi không chém gió nữa, mình cũng bắt đầu đi thiết lập mục tiêu cho bản thân đây =))))))

VI.

0