12/08/2018, 13:43

Thiếu những kỹ năng mềm sẽ cản trở con đường tới thành công của Test Manager như thế nào? (Phần 1)

Giả sử xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng trọng đội dự án của bạn. Bạn không có mối quan hệ tốt với các thành viên trong dự án. Đôi khi bạn quên mất rằng bạn đang làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và bạn nghĩ bạn là chủ, mọi người phải tuân theo bạn. Mặc dù dường như không ai muốn nói bất ...

Giả sử xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng trọng đội dự án của bạn. Bạn không có mối quan hệ tốt với các thành viên trong dự án. Đôi khi bạn quên mất rằng bạn đang làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và bạn nghĩ bạn là chủ, mọi người phải tuân theo bạn. Mặc dù dường như không ai muốn nói bất cứ điều tiêu cực gì về bạn, nhưng bạn nên biết chắc rằng suy nghĩ của họ lại hoàn toàn khác, và điều đó bắt đầu gây ra những ảnh hưởng tới dự án.

testmanagement_article_7_1.jpg

Trong trường hợp này, bạn phải hỏi lại chính bạn:

  • Tôi cần phải làm gì để đổi mới mọi thứ xung quanh môi trường làm việc?

  • Tôi có những kỹ năng như dưới đây không?

testmanagement_article_7_2.jpg

Bạn có nghĩ những kỹ năng đó liệu có đủ để trở thành một Test Manager tốt? Một kỹ năng khác mà người Tester manager cần phải có, đó là những kỹ năng con người.

Trong hầu hết tất cả các công việc- kỹ năng con người- được hiểu như là “Kỹ năng mềm”- có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của bạn chẳng kém gì kỹ năng quản lý.

**Vậy kỹ năng mềm là gì? **

Kỹ năng mềm là một tập hợp các kỹ năng cho phép một người.

testmanagement_article_7_4.png

**Vai trò của kỹ năng mềm **

30% sự thành công của một dự án bắt nguồn từ những kỹ năng kỹ thuật như kỹ năng kiểm thử, kỹ năng lập trình, kỹ năng quản lý…trong khi đó 70% còn lại bắt nguồn từ nguồn lực con người. Để quản lý nguồn lực con người, người Test manager cần kỹ năng mềm. Kỹ năng quản lý quan trọng nhất là kỹ năng mềm, nghĩa là làm sao để ứng xử được với những người khác. Biết mình biết ta có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giải quyết các nhiệm vụ mà bạn phải chịu trách nhiệm

testmanagement_article_7_5.png

Trong một đội dự án, hãy xem các thành viên như những người bạn hợp tác cùng mỗi ngày.

Bạn đã có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp chưa?

Bạn có nhiều rắc rồi về các mối quan hệ không?

Kỹ năng mềm tốt sẽ giúp bạn.

testmanagement_article_7_6.png

Thực hiện mục tiêu dự án: nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất làm góp phần thực hiện mục tiêu dự án. Nếu bạn kỹ năng mềm tốt, bạn sẽ quản lý nguồn lực con người vô cùng hoàn hảo.

Giao tiếp hiệu quả hơn: kỹ năng mềm tốt sẽ giúp bạn trình bày các suy nghĩ và cảm nhận một các hiệu quả. Hơn thế nữa, bạn có thể hiểu được những gì người khác muốn truyền đạt và đáp ứng cho họ một cách phù hợp.

Hợp tác hiệu quả: Liệu bạn có thể quản lý đội dự án hiệu quả hay không nếu như bạn có mối quan hệ xấu với mọi người? Câu trả lời là không thể. Đội là một nhóm người, không phải là cá nhân. Một đội chỉ có thể trẻ nên mạnh nếu tất cả các thành viên của đội hợp tác và hiểu nhau.

**Làm thế nào để kỹ năng mềm tốt hơn? **

Nắm vững kỹ năng mềm tốt hơn là một quá trình gồm 5 bước phía dưới đây.

testmanagement_article_7_7.png

Bước 1) Giao tiếp hiệu quả

Là một người giữ vị trí cao nhất trong đội, một Test Manager phải:

  • Gửi, nhận và xử lý số lượng tin nhắn khổng lồ từ các thành viên trong đội mỗi ngày
  • Thảo luận và thay đổi thông tin cùng những người khác
  • Diễn đạt các ý kiến khác nhau cho các đội dự án một các hiệu quả .Giao tiêp hiệu quả quan trọng hơn nhiều những chức năng bên trên. Nó cũng là việc bạn hiểu được những cảm xúc chứa đựng đằng sau thông tin. Thông qua các tin nhắn mà bạn nhận được từ người khác, bạn có thể hiểu được những gì mà họ nghĩ và những gì mà họ cảm nhận, và có phản ứng phù hợp. Giao tiếp hiệu quả kết hợp một loạt các kỹ năng bao gồm :

testmanagement_article_7_9.png

Bước 1.1) Lắng nghe

Lắng nghe là một trong những mặt quan trọng nhất của giao tiếp hiệu quả. Thành công trong việc lắng nghe không chỉ có nghĩa là việc bạn hiểu được từ ngữ hay thông tin được truyền đạt. mà còn hiểu được cảm nhận của người nói về việc mà họ đang muốn truyền đạt.

Ví dụ sau đây là một minh chứng của sự lắng nghe trong khi giao tiếp :

Đội dự án có một những thành viên tài năng. Một trong số các thành viên giàu kinh nghiệm trong việc kiểm thử và làm việc rất chăm chỉ. Cô ấy luôn đề xuất ý tưởng mới để nâng cao chất lượng của dự án. Nhưng hiện tại cố ấy thay đổi, cô ấy trở nên buồn bã, không có động lực và nói xấu sau lưng về bạn.

Là một Test Manager, bạn phải làm như sau :

  • Nhân viên của bạn có thể kể điều gì đó với bạn, ngừng ngay việc nói và bắt đầu lắng nghe và kiên nhẫn bởi vì không phải tất cả mọi người đều thể hiện tốt cảm xúc của họ.
  • Đừng hành động như một ông chủ, tiếp tục tương tác với vai trò của mình như một người cha hoặc người bạn. bạn nên lắng nghe cố ấy mặc dù cô ấy có thái độ tiêu cực với bạn hoặc khó khăn trong việc giao tiếp với bạn.
  • Khiến cho cố ấy nghe, cảm nhận và hiểu được những việc có thể xây dựng một kết nối mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn giữa bạn vào các thành viên của bạn.
  • Hỏi nhiều hơn về các thông tin để chắc chắn rằng bạn nghe toàn bộ câu chuyện bởi vì bạn cần nhận ra vấn đề của mình, tìm ra những gì cô ấy nghĩ và giải quyết chúng.

Vấn đề trong trường hợp này là có thể bạn không nhận ra những đóng góp của cô ấy mặc dù cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ , năng động. Đây là thứ đã khiến cô ấy giảm năng động.

Bước 1.2) Nhận thức được cảm xúc cá nhân

Bí mật của thành công trong giao tiếp chính là nhận thức được cảm xúc cá nhân. Tất cả cảm xúc của con người đều được phản ảnh trên khuôn mặt. nếu bạn vui hay buồn , những người khác có thể nhận ra ra nó thông qua khuôn mặt của bạn, không có gì khó khăn nếu bạn muốn cố gắng tránh được điều này.

Nhận biết và hiểu được cảm xúc của những người khác, việc này giúp bạn nhận ra cảm giác của chính mình. Sẽ giúp bạn tìm thấy mối quan tâm thực sự và giải quết nó.

Bước 1.3) Trò chuyện

Sau khi lắng nghe, bạn đã hiều được thứ mà mọi người muốn, và cảm nhận của họ về con người bạn. Đây chính là lúc bạn biểu đạt ý kiến, suy nghĩ của bạn. Bạn cần kỹ năng nói. Việc diễn đạt của bạn chính là cách thuyết trình thông qua các từ ngữ bạn nói, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn.

  • Từ ngữ: Thông điệp bạn truyền đạt tới người khác phải rõ ràng, dễ hiểu và tập trung vào điểm chính. Đừng nói quá nhiều hoăc không ai hiểu thứ bạn nói là gì
  • Giọng nói: Giọng nói mà bạn nói chuyện chịu trách nhiệm khoảng 40% thông điệp mà chúng ta gửi đi. Tông giọng liên quan đến âm lượng mà bạn sử dụng, cấp độ và loại cảm xúc khi mà bạn giao tiếp và nhấn mạnh vào những từ mà bạn muốn chọn.
  • Ngôn ngữ cơ thể: Ngôn ngữ cơ thể là các hình thức khác của giao tiếp không lời, trong đó một người có thể để lộ ra các manh mối mà không cần phải nói ra ý định hoặc cảm giác của họ thông qua biểu hiện cơ thể của họ.

Để có kiến thức và hiều biết về ngôn ngữ cơ thể có nghĩa là bạn cần:

  • Tìm hiểu để hiểu mọi người một cách dễ dàng hơn.
  • Có nhiều những cuộc đối thoại hiệu quả hơn cùng họ.
  • Tăng cường hiều biết của bạn về mọi người.
  • Trở thành người nhận biết rõ hơn những thông điệp mà bạn truyền đạt tới họ.

**Bước 2) Xây dựng các mối quan hệ **

Đã bao giờ bạn tự hỏi chính bản thân mình câu hỏi này chưa?

Mối quan hệ tốt giữa bạn và team của bạn là như thế nào? Xây dụng mối quan hệ là một nhân tố rất quan trọng trong một đội dự án. Đó là việc làm cho mọi người yêu quý và tin tưởng bạn khiến cho họ có thể làm việc mà bạn cần.

Các bước tiếp theo tôi sẽ gửi đến các bạn ở bài sau ^^

Nguồn: http://www.guru99.com/how-not-knowing-people-skills-blocks-your-success-as-test-manager.html

0