23/07/2019, 12:35

Thực trạng thanh toán di động tại Việt Nam

Với một đất nước mà thanh toán không tiền mặt chỉ chiếm 4,9%, chỉ khoảng trên 30% dân số có tài khoản ngân hàng, đâu là cơ hội để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế mà tiền mặt chỉ chiếm dưới 10% tổng phương tiện thanh toán như mục tiêu của Chính Phủ tới năm 2020? Ngân hàng thế giới vào năm ...

Với một đất nước mà thanh toán không tiền mặt chỉ chiếm 4,9%, chỉ khoảng trên 30% dân số có tài khoản ngân hàng, đâu là cơ hội để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế mà tiền mặt chỉ chiếm dưới 10% tổng phương tiện thanh toán như mục tiêu của Chính Phủ tới năm 2020?

Ngân hàng thế giới vào năm ngoái đã thống kê số lượng giao dịch không tiền mặt tại Việt Nam chỉ chiếm 4,9%, mức thấp ở Châu Á, trong khi Trung Quốc là 26,1% và Thái Lan là 59,7%. Dù thương mại điện tử đang tăng trưởng mạnh mẽ, thì có tới hơn 90% giao dịch kênh thương mại điện tử lại được thanh toán bằng phương thức tiền mặt khi nhận hàng, theo khảo sát của Standard Chartered Bank. Tất cả những con số này dường như đang đẩy mục tiêu giảm thiểu tiền mặt trong giao dịch ngày một xa vời hơn.

Mặc dù có xuất phát điểm khá thấp, các chuyên gia tài chính Việt Nam vẫn có nhiều lý do để lạc quan. Tốc độ tăng trưởng của thanh toán không tiền mặt tăng hơn gấp đôi chỉ trong 3 quý đầu năm 2018. Chẳng những có số lượng người sở hữu điện thoại thông minh cao, tốc độ tăng trưởng số lượng người thanh toán di động tại điểm bán cao nhất thế giới (61%), gần gấp đôi mức trung bình của thế giới (34%).

Người Việt dường như đã sẵn sàng cho phương thức thanh toán di dộng. Theo khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì có đến 40% người dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. Euromonitor dự đoán, tổng giá trị thanh toán di động của thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ đạt khoảng 32 tỷ USD trong năm 2021, gấp 10 lần so với năm 2013.

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Vụ phó Vụ Thanh Toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, thanh toán di động đang là xu hướng mới nhờ sự phát triển của các công nghệ như QR Code, thanh toán phi tiếp xúc, mã hóa thông tin thẻ.

Christian König, một nhà tư vấn fintech và người sáng lập của Finanzpro tập trung vào châu Âu và Đông Nam Á, cho hay niềm tin là một vấn đề lớn của khách hàng Việt Nam khi nhắc đến đến thanh toán số. Và có vẻ như niềm tin ấy đang được cải thiện khi Nhà nước rục rịch chuẩn bị một hành lang pháp lý cho thanh toán số và xuất hiện nhưng trung gian thanh toán đủ mạnh.

Với sự bùng nổ của QR Code, việc mua sắm trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Chỉ với Smart Phone, bạn có thể chi trả cho mọi dịch vụ từ mua vé máy bay, vé tàu, truyền hình, internet, ăn uống, thời trang, hay cà phê trà sữa bằng cách quét mã QR.

Một trong số 29 trung gian thanh toán đang có mặt trên thị trường, Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) cho biết, tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 23.000 điểm kết nối thanh toán VNPAYQR với hơn 20 ngân hàng liên kết. Các đối tác lớn như Vietnam Airlines, Vietjet Air, FPT, Canifa cho tới các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đều có thể kết nối VNPAYQR một cách dễ dàng và đơn giản.

Mặc dù nhiều đơn vị khác cũng phát triển mã QR thanh toán, VNPAYQR là giải pháp thanh toán có mã QR duy nhất đáp ứng “Tiêu chuẩn cơ sở QR Code” của Ngân hàng nhà nước. Đây cũng là mã QR duy nhất tích hợp sẵn trên ứng dụng Ngân hàng di động (Mobile Banking) hiển thị bằng tính năng QR Pay, cho phép người mua sử dụng trực tiếp tài khoản ngân hàng mà không phải chuyển tiền qua một ví trung gian nào khác.

Thanh toán bằng mã QR không chỉ mang tới trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng qua 3 bước thanh toán đơn giản mà còn giúp tối ưu hoạt động cho doanh nghiệp: kiểm soát giao dịch dễ dàng hơn lại không mất chi phí lắp đặt máy móc, cơ sở hạ tầng ban đầu, mở rộng kênh bán hàng khi mà điểm kết nối thanh toán có thể là điểm vật lý, hay website, catalogue, tờ rơi…  PwC cũng đánh giá, mobile banking là một trong hai giải pháp tối ưu được chi phí chăm sóc khách hàng, so với các kênh thanh toán khác.

Là một trong 10 công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam, VNPAY sẽ có mặt tại sự kiện Vietnam Mobile Day diễn ra ngày 6/6 tại Hà Nội và 14/6 tại TP HCM tới đây, mang tới cho khách hàng cơ hội trải nghiệm thanh toán bằng mã VNPAYQR qua nhiều hình thức khác nhau: QR sản phẩm, QR trên catalog, tờ rơi, QR tại máy bán hàng tự động hay máy self-order, QR qua hóa đơn…

Cũng tại sự kiện này, VNPAY dành cho các start-up Việt ưu đãi đặc biệt chưa từng có để các doanh nghiệp làm quen với hình thức thanh toán ưu việt, tối ưu hóa hoạt động và nguồn lực trong những ngày đầu khởi nghiệp.

Techtalk

  Điều gì khiến Vietnam Mobile Day 2019 trở nên đặc biệt hơn?
0