Tiếng Nhật có khó không?
Tiếng Nhật đã và đang trở thành một ngôn ngữ quan trọng và rất hữu ích cho công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được tiếng Nhật. Bài viết đề cập các thách thức và cách khắc phục khi học tiếng Nhật Các bộ chữ Tiếng Nhật có 3 loại chữ viết: Hiragana, Katakana, và Kanji. ...
Tiếng Nhật đã và đang trở thành một ngôn ngữ quan trọng và rất hữu ích cho công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được tiếng Nhật. Bài viết đề cập các thách thức và cách khắc phục khi học tiếng Nhật
Các bộ chữ
Tiếng Nhật có 3 loại chữ viết: Hiragana, Katakana, và Kanji. Hiragana (bộ chữ mềm) và Katakana (bộ chữ cứng) là loại chữ biểu âm, còn Kanji là chữ tượng hình bắt nguồn từ chữ Hán.
Về số lượng 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana là 92 chữ cộng với Kanji hiện có khoảng 3.000 chữ trong đó có từ 1.500- 1.900 chữ thông dụng. Chính vì có rất nhiều chữ và cách viết phức tạp nên nhiều người khi mới học rất dễ bỏ cuộc.
Tuy nhiên nếu nhìn nhận kĩ thì 2 bộ chữ Hiragana và Katakana không quá khó như bạn nghĩ. Nếu bạn thực sự chăm chỉ học 2 bộ chữ này hàng ngày thì chỉ trong một thời gian nhất định là bạn đã có thể thuộc được. Giai đoạn vất vả bắt đầu khi bạn học tới chữ Kanji. Mỗi chữ gần như được viết theo một cách khác nhau vì vậy việc nhớ được lượng lớn chữ Kanji là sự thử thách kiễn nhẫn và quyết tâm rất lớn. Và đây cũng được coi là một trong những "cửa ải" khó nhằn nhất khi học tiếng Nhật.
Cách phát âm
Có thể nói các phát âm tiếng Nhật khá dễ và hoàn toàn có thể đánh vần được, đọc thế nào phát âm thế đấy. Do đó chỉ cần nhớ chữ cái và cách phát âm là bạn có thể đọc được hết tất cả các từ. Tuy nhiên để nói được hay thì còn phải chú ý đến âm điệu. Nếu không đọc đúng âm điệu đôi khi còn gây hiểu nhầm nghĩa do có nhiều từ đồng âm khác nghĩa.
Ví dụ あめ (nếu đọc là a'me thì là kẹo còn nếu là ame' thì là mưa).
Một điểm nữa là trong giao tiếp người Nhật phát âm khá nhanh và rất khó bắt kịp nên khá khó nghe.
Vì vậy việc phát âm đúng từ đầu là rất quan trọng, các bạn có thể học từ kết hợp nghe cách phát âm và nhắc lại bằng các ứng dụng trên điện thoại hay máy tính rất đa đạng và phổ biến hiện nay. Một trong những phần mềm mình đã dùng và thấy khá hiệu quả đó là Memrise: bạn có thể học trên điện thoại hoặc máy tính với tất cả các trình độ và kỹ năng.
Ngữ pháp
Điều đặc biệt nhất đối với người Việt khi học tiếng Nhật đó là ngữ pháp tiếng Nhật ngược hoàn toàn so với Tiếng Việt. Nếu như câu trong Tiếng Việt theo quy tắc chủ ngữ – động từ – vị ngữ thì trong tiếng Nhật lại là tắc chủ ngữ – vị ngữ – động từ.
Ví dụ: Tôi ăn cơm thì dịch ra tiếng nhật sẽ là わたしはごはんをたべます。(Tôi-cơm-ăn)
Do đó nếu tiếng Việt và tiếng Anh thì nghe đến đâu hiểu đến đó, còn tiếng Nhật thì nghe hết câu mới hiểu. Đây mới chỉ là một trong những cấu trúc ngữ pháp cơ bản ngoài ra còn có rất nhiều cấu trúc phức tạp nữa. Ta không thể học từ rồi ghép vào thành câu được mà buộc phải nắm vững cấu trúc từng loại câu. Có một vài cách nhớ ngữ pháp mà tôi đã áp dụng và thấy khá hiệu quả đó là
- Học qua ví dụ:
- Thay vì nhớ mẫu ngữ pháp, cách thành lập và cách dùng của mẫu ngữ pháp đó thì bạn chỉ cần nhớ 1 ví dụ tiêu biểu (có thể đặt ví dụ với chủ đề bạn thấy hứng thú nhất) từ đó suy ra ngữ pháp. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian khi học, vừa thú vị và có thể ôn lại bất kỳ lúc nào bạn muốn.
- Học và vận dụng vào sinh hoạt hàng ngày:
- Khi đã nhớ được ví dụ rồi thì bạn nên vận dụng nó vào sinh hoạt hàng ngày ở bất cứ đâu và bất kì thời gian nào.
- Mỗi ngày nên đặt mục tiêu cho mình phải học bao nhiêu mẫu.
- Hệ thống các mẫu đã học và có kế hoạch ôn tập nhắc lại hàng ngày.
- Nếu quên thì không nên giở sách ra ngay mà hãy cố nhớ lại ví dụ của mẫu đó.
Trên đây là một số kinh nghiệm mình đã rút ra trong quá trình học, mong là có thể giúp cho việc học dễ dàng hơn. Tuy nhiên có chinh phục được tiếng Nhật hay không còn phụ thuộc rất lớn ở bản thân mỗi người. Hãy tìm cho mình niềm cảm hứng, đam mê với tiếng Nhật nhé!