Tìm Hiểu AngularJS - SQL - DOM (P7)
Để tiếp tục loạt bài tìm hiểu về AngularJS, bài trước ta đã tìm hiểu về AngularJS - Tables lần này ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về SQL, nhưng do phần này những gì mình tìm hiểu được khá ngắn nên mình sẽ gộp cả phần DOM vào bài viết này luôn. Trong bài viết có sử dụng đến các kiến thức của các bài ...
- Để tiếp tục loạt bài tìm hiểu về AngularJS, bài trước ta đã tìm hiểu về AngularJS - Tables lần này ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về SQL, nhưng do phần này những gì mình tìm hiểu được khá ngắn nên mình sẽ gộp cả phần DOM vào bài viết này luôn.
- Trong bài viết có sử dụng đến các kiến thức của các bài trước các bạn nhớ lưu ý nhé, chủ yếu là bài AngularJS Directives và bài AngularJS Ajax $$ttp
AngularJS SQL
- Ta sẽ lấy data từ server PHP chạy Mysql, tương tự với các server khác
<!DOCTYPE html> <html lang='en'> <head> <meta charset="utf8"> <title>AngularJS SQL</title> <script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/angularjs/1.3.15/angular.min.js"></script> <script> var app = angular.module('myApp', []); app.controller('customersCtrl', function($scope, $http) { $http.get("customers_mysql.php") .then(function (response) {$scope.names = response.data.records;}); }); </script> </head> <body> <div ng-app="myApp" ng-controller="customersCtrl"> <table> <tr ng-repeat="x in names"> <td>{{ x.Name }}</td> <td>{{ x.Country }}</td> </tr> </table> </div> </body> </html>
- Để ý các bạn sẽ thấy, data sẽ được get từ file customers_mysql.php bằng cách gửi request Ajax thông qua phương thức get và gán data get được vào scopes, tùy ý ta sử dụng trên view (cụ thể bạn có thể xem ở phần 5: AngularJS - Ajax $$ttp).
- Phía server PHP sẽ xử lý như sau
header("Access-Control-Allow-Origin: *"); header("Content-Type: application/json; charset=UTF-8"); $conn = new mysqli("myServer", "myUser", "myPassword", "Northwind"); $result = $conn->query("SELECT CompanyName, City, Country FROM Customers"); $outp = ""; while($rs = $result->fetch_array(MYSQLI_ASSOC)) { if ($outp != "") { $outp .= ","; } $outp .= '{"Name":"' . $rs["CompanyName"] . '",'; $outp .= '"City":"' . $rs["City"] . '",'; $outp .= '"Country":"'. $rs["Country"] . '"}'; } $outp ='{"records":['.$outp.']}'; $conn->close(); echo($outp);
- File customer_mysql.php sẽ có dạng như sau:
{ "records": [ { "Name" : "Alfreds Futterkiste", "City" : "Berlin", "Country" : "Germany" }, { "Name" : "Berglunds snabbköp", "City" : "Lulea", "Country" : "Sweden" }, ... ] }
- Và kết quả thu được sẽ là:
- Xem demo ví dụ này.
AngularJS DOM
-
DOM là tên gọi tắt của (Document Object Model – tạm dịch Mô hình Đối tượng Tài liệu), là một chuẩn được định nghĩa bởi W3C dùng để truy xuất và thao tác trên các tài liệu có cấu trúc dạng HTML hay XML bằng các ngôn ngữ lập trình thông dịch (scripting language) như Javascript, PHP, Python.
-
AngularJS DOM ở đây ta sẽ nói về các Directives có thể tương tác đến các HTML DOM để thể hiện dữ liệu mong muốn:
Directive ng-disabled
- Thẻ button dưới đây sẽ bị vô hiệu quá khi ta truyền giá trị true vào ng-disabled directive:
<div ng-app="" ng-init="mySwitch=true"> <p> <button ng-disabled="mySwitch">Click Me!</button> </p> <p> <input type="checkbox" ng-model="mySwitch">Button </p> <p> {{ mySwitch }} </p> </div>
- Như ví dụ trên ta khởi tạo giá trị cho mySwitch = true thì thẻ button sẽ bị disable, khi bỏ checkbox giá trị của mySwitch sẽ là false thẻ button sẽ được enable trở lại.
Xem demo ví dụ này.
Directive ng-show
- Tương tự như ng-disabled giá trị truyền vào ng-show sẽ quyết định việc có được hiển thị của thẻ p hay không
<div ng-app=""> <p ng-show="true">I am visible.</p> <p ng-show="false">I am not visible.</p> </div>
- Ta cũng có thể sử dụng Expression để gán giá trị cho ng-show.
<div ng-app="" ng-init="hour=13"> <p ng-show="hour > 12">I am visible.</p> </div>
- Xem demo ví dụ này.
Directive ng-hide
- ng-hide directive cũng có thể tương tác trực tiếp lên HTML DOM để ẩn hoặc hiện phần tử HTML
<div ng-app=""> <p ng-hide="true">I am not visible.</p> <p ng-hide="false">I am visible.</p> </div>
- Xem demo ví dụ này.
Kết luận và tham khảo
-
Ở bài này phần AngularJS SQL thì tương tự với phần 5, ta cần lưu ý cách get dữ liệu từ server, còn phần AngularJS DOM thì ta cần nắm vữ các kiến tức về DOM, để sử dụng các directive tương tác với DOM sao cho hợp lý. Bài lần tới chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Form và Validate
-
Và dưới đây là một số nguồn mình tham khảo trong khi viết bài:
- http://www.w3schools.com/angular/angular_sql.asp
- http://www.w3schools.com/angular/angular_htmldom.asp
- Nếu các bạn có ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại comment bên dưới, chúng ta sẽ cùng nhau mổ xẻ vấn đề. Xin cảm ơn!