12/08/2018, 13:25
Tìm hiểu Laravel - Cài đặt (P1)
Như các bạn đã biết thì Laravel hiện là framework php phổ biến nhất hiện nay, với ưu thế là mã nguồn mở, được thiết kế theo mô hình MVC, cấu hình cài đặt đơn giản dễ sử dụng nên nó ngày càng được các lập trình viên ưa chuộng. Với Laravel bạn có tạo ra một ứng dụng web dễ dàng, giúp bạn tiết ...
- Như các bạn đã biết thì Laravel hiện là framework php phổ biến nhất hiện nay, với ưu thế là mã nguồn mở, được thiết kế theo mô hình MVC, cấu hình cài đặt đơn giản dễ sử dụng nên nó ngày càng được các lập trình viên ưa chuộng. Với Laravel bạn có tạo ra một ứng dụng web dễ dàng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Ngay cả trang web Viblo bạn đang xem đây cũng được viết bằng Laravel. Và rất nhiều dự án khác ở công ty mình cũng đang sử dụng laravel. Chính vì thế hôm nay mình xin phép bắt đầu loạt bài tìm hiểu laravel.
- Cách đơn giản nhất để học một framework đó là lên trang chủ và mở document ra ngâm cứu, hiện tại phiên bản laravel mới nhất là 5.2, nên bài viết này ta sẽ dựa vào document cho version 5.2 nhé.
Yêu cầu hệ thống
- Để làm việc với Laravel Framework, trước tiên bạn phải có PHP và một vài extension sau:
- PHP >= 5.5.9
- OpenSSL PHP Extension
- PDO PHP Extension
- Mbstring PHP Extension
- Tokenizer PHP Extension
Cài đặt composer
- Composer là bộ công cụ để quản lý, tải về, cài đặt và update các pagkage, library của PHP, chi tiết các bạn có thể lên trang chủ > document xem qua. Nếu bạn sử dụng windown bạn xem phần document > introduction > installation windown. Ở đây mình sử dụng Ubuntu nên cần chạy một vài câu lệnh sau:
php -r "readfile('https://getcomposer.org/installer');" > composer-setup.php php -r "if (hash_file('SHA384', 'composer-setup.php') === '7228c001f88bee97506740ef0888240bd8a760b046ee16db8f4095c0d8d525f2367663f22a46b48d072c816e7fe19959') { echo 'Installer verified'; } else { echo 'Installer corrupt'; unlink('composer-setup.php'); } echo PHP_EOL;" php composer-setup.php php -r "unlink('composer-setup.php');"
- Sau khi chạy xong, bạn sẽ thấy file composer.phar được tạo ra tại thư mục hiện hành, như vậy bạn đã cài đặt xong composer, bạn có thể chạy thử bằng command php composer.phar.
- Tuy nhiên câu lệnh chạy composer trên khá dài dòng và chỉ chạy được ở thu mục chứa file composer.phar. Để chạy được composer một cách global ta chạy câu lệnh sau:
$ mv composer.phar /usr/local/bin/composer
- Bây giờ bạn chạy command composer và xem kết quả nhé.
Cài đặt Laravel
- Đầu tiên ta download bộ cài đặt Laravel bằng Composer với câu lệnh
composer global require "laravel/laravel"
- Tiếp theo ta cần thêm biến môi trường PATH để dùng được lệnh laravel. Mở file ~/.bashrc thêm dòng sau vào cuối file:
export PATH="~/.composer/vendor/bin:$PATH"
- Bây giờ ta có thể tạo ứng dụng Laravel với câu lệnh:
laravel new blog
- Hoặc sử dụng create-project của composer như sau:
composer create-project --prefer-dist laravel/laravel blog
Cấu hình
- Tất cả các tập tin cấu hình của Laravel được lưu trong thư mục config. Với mỗi tùy chình đều có ghi chú đầy đủ, ta có thể mở các file trong thư mục này ra tìm hiểu.
Cấp quyền truy cập
- Để có thể tạo ra cache thì ta cần cấp quyền 755 cho thư mục storage và thư mục bootstrap/Cache.
Application Key
- Là chuỗi ký tự random với độ dài 32, được tạo ra bởi câu lệnh php artisan key:generate và được set trong file .env. Nếu không có file .env bạn có thể đổi tên file .env.example và set application key. Chuỗi này có tác dụng đảm bảo tính bảo mật cho session và các dữ liệc mã hóa khác của ứng dụng.
Cấu hình khác
- Đến đây ta đã hoàn thành bước cấu hình cơ bản và có thể bắt đầu phát triển ứng dụng ngay. Tuy nhiên Laravel còn cung cấp một vài cấu hình khác như timezone, locale,.. ta có thể xem nó trong file config/app.php
Get/set giá trị cấu hình
- Ta có thể get giá trị cấu hình thông qua hàm global tên là config. Giá trị đã cấu hình sẽ được lấy theo dạng tên file.thuộc tính. Chẳng hạn như:
$value = config('app.timezone');
- Ta cũng có thể truyền tham số vào để thay đổi cấu hình trong lúc code
config(['app.timezone' => 'Americal/Chicago']);
Chạy thử ứng dụng
- Để chạy thử ứng dụng ta dùng câu lệnh sau:
php -S localhost:8888 -t public
- Trong quá trình chạy thử ta phát hiện ra lỗi và cần sửa chữa, bạn có thể chuyển sang chế độ bảo trì với câu lệnh:
php artisan down
- Khi đó tất cả các job sẽ ngừng, view mặc định hiển thị là resources/views/errors/503.blade.php
- Cho đến khi ta tắt chế độ bảo trì với lệnh:
php artisan up
Kết luận và tham khảo
- Việc cài đặt và cấu hình một ứng dụng laravel rất đơn giản, dễ hiểu và nhanh chóng.