12/08/2018, 15:17

Tìm hiểu về Bugzilla - Công cụ quản lí bug hiệu quả [Phần 1]

Quản lí dự án, kiểm soát và theo dõi lỗi luôn là những vấn đề vô cùng quan trọng và rất được quan tâm trong các dự án. Hiện nay, để hỗ trợ cho việc kiểm thứ phần mềm đã có rất nhiều các công cụ ra đời nhằm quản lí hiệu quả bug giúp ích không nhỏ cho công việc của những chuyên viên kiểm thử phần ...

Quản lí dự án, kiểm soát và theo dõi lỗi luôn là những vấn đề vô cùng quan trọng và rất được quan tâm trong các dự án. Hiện nay, để hỗ trợ cho việc kiểm thứ phần mềm đã có rất nhiều các công cụ ra đời nhằm quản lí hiệu quả bug giúp ích không nhỏ cho công việc của những chuyên viên kiểm thử phần mềm. Ví dụ có thể kể đến như Jira, Bugherd, ...Trong đó phải kể đến Bugzilla - một công cụ quản lí bug rất phổ biến hiện nay. Trong phần này , mình sẽ trình bày một số kiến thức tổng quan và hướng dẫn sử dụng cơ bản về phần mềm này.

1. Khái niệm

Bugzilla là hệ thống phần mềm theo dõi lỗi mã nguồn mở, cho phép cá nhân hoặc nhóm các nhà phát triển theo dõi các lỗi xác suất xảy ra trong dự án của họ một cách hiệu quả. Trong đó đội ngũ kiểm tra chất lượng phần mềm QC ( Quality Control) có trách nhiệm quản lí hệ thống này.

2. Chức năng

  • Bugzilla giúp quản lí quy trình sửa lỗi phần mềm miễn phí.
  • Cho phép quản lí quy trình hoạt động cũng như tiến độ test lỗi của từng dự án
  • Cho phép nhiều user làm việc cùng lúc, dễ tìm kiếm và phân bổ công việc cho từng thành viên
  • Cập nhập thông tin cho từng thành viên tham gia dự án thông qua chức năng gửi thư điện tử

3. Các thành phần của Bugzilla

  • Administration: người quản lí của một Bug
  • Bugzilla-General: tạo, thay đổi và xem bugs
  • Những hoạt động được gửi bởi bugzilla liên quan đến email như post lỗi và sửa lỗi.
  • Query/Buglist: liên quan đến các hoạt động tìm kiếm lỗi và xem buglist.
  • Tài khoản người dùng: các hoạt động quản lí tài khoản người dùng , các truy vấn đã lưu, tạo tài khoản, thay đổi mật khẩu, đăng nhập...
  • Giao diện người sử dụng

Cài đặt

Sau đây chúng ta sẽ tiến hành cài đặt (đối với phiên bản Bugzilla 4.4):

  1. Cài đặt Perl (5.8.1 hoặc cao hơn, bản 5.16 không hỗ trợ Template-Toolkit, xem thêm tại http://code.activestate.com/ppm/Template-Toolkit/.)
  2. Cài đặt Database Engine
  3. Cài đặt Webserver
  4. Cài đặt Bugzilla
  5. Cài đặt các module của Perl
  6. Cài đặt Mail Transfer Agent (Sendmail 8.7 hoặc cao hơn, hoặc một MTA tương thích với phiên bản này)
  7. Cấu hình

Cài đặt Perl

Nếu trên máy tính của bạn không có Perl và hệ điều hành của bạn không cung cấp sẵn gói này thì bạn có thể tải Perl về và cài đặt tại http://www.perl.org.

Cài đặt Database Engine

Bugzilla hỗ trợ các database server: MySQL, PostgreSQL và Oracle. Chúng ta cỉ cần cài đặt và sử dụng một trong các database trên.

Cài đặt MySQL

Bạn có thể truy cập http://www.mysql.com để tải MySQL. Bạn cần MySQL phiên bản 5.0.15 hoặc cao hơn.

Nếu bạn cài đặt từ hệ thống packaging/installation khác như là .rpm (RPM Package Manager), .deb (Debian Package), .exe (Windows Executeable), hoặc .msi (Windows Installer) thì bạn phải chắc chắn rằng MySQL đã được start khi máy bạn khởi động.

Đề cài đặt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác có thể tìm hiểu thêm.

Cài đặt Web Server

Hầu như các web server có khả năng chạy các CGI scipt. Tuy nhiên, nên sử dụng Apache web server (1.3.x hoặc 2.x). Bạn có thể truy cập vào http://httpd.apache.org để tải apache.

Cài đặt Bugzilla

Bạn có thể tải Bugzilla tại http://www.bugzilla.org/download/ hoặc https://wiki.mozilla.org/Bugzilla:Bzr và đặt nó vào thư mục thích hợp mà web server có thể sử dụng được (“apache” hoặc “www”).

Cài đặt các Module của Perl

Tiến trình cài đặt của Bugzilla bạn gọi script checksetup.pl. Đầu tiên nó sẽ kiểm tra xem bạn có phiên bản thích hợp của các module được yêu cầu hay không.

  • checksetup.pl sẽ in ra một danh sách các module không bắt buộc và các module được yêu cầu của Perl, cùng với version nếu cài nhiều phiên bản trên máy tính của bạn. Danh sách các module yêu cầu khá dài tuy nhiên bạn có thể đã cài đặt một vài module rồi.

  • Bạn có thể cài đặt các module còn thiếu của Perl bằng cách sử dụng package manager được cung cấp bởi hệ điều hành của bạn (ví dụ “rpm” hoặc “yum” trên Linux, hoặc “ppm” trên Windows nếu sử dụng ActivePerl).

Một số module còn thiếu hoặc quá cũ thì bạn nên sử dụng script install-module.pl (không làm việc với ActivePerl trên Windows).

Cài đặt Mail Transfer Agent (MTA)

  • Bugzilla phụ thuộc vào sự sẵn có của hệ thống email để xác thực người dùng và các tác vụ khác.

  • Trên Linux, Sendmail, Postfix, qmail và Exim là những ví dụ của MTA. Sendmail là Unix MTA chính thức, nhưng những MTA khác dễ cấu hình hơn và do đó nhiều người thay thế Sendmail bằng Postfix hoặc Exim.

  • Nếu bạn sử dụng Sendmail-compatible MTA thì nó phải đồng dạng với phiên bản 8.7 của Sendmail.

  • Bạn nên tham khảo hướng dẫn cho các MTA cụ thể mà bạn chọn để được hướng dẫn cài đặt chi tiết. Mỗi chương trình sẽ có các file cấu hình riêng của chúng. Sau khi đã cài đặt và cấu hình ,phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sử dụng một số chức năng đơn giản Bugzilla.

1. Tạo mới user và login

  • Vào trang chủ của Bugzilla

  • Sau khi click vào “New account” sẽ xuất hiện màn hình sau:
  • Nhập địa chỉ email vào “email address”
  • Sau đó click nút “Send” (Bạn sẽ nhận được một email thông báo về việc tạo user bugzilla mới.)
  • Click vào link trong nội dung mail nhận được – sẽ hiển thị màn hình thông báo xác nhận. Theo thông tin trên màn hình thì link được gửi tới email chỉ có giá trị trong vòng 3 ngày.
  • Sau đó bạn vào email (địa chỉ email mà mình đã nhập ở trên), click vào link trên cùng của mail
  • Sau khi click link trên cùng trong email thì chuyển sang màn hình bên dưới để nhập pass
  • Sau khi nhập pass và click vào nút “Send” thì hiển thị thông báo xác nhận (đã tạo user mới thành công, từ bây giờ bạn có thể login vào Bugzilla)
  • Click vào link “Log in” trên header hoặc dưới footer để đăng nhập vào Bugzilla.
  • Sau khi click vào Log in thì hiển thị màn hình như bên dưới, nhập email vào ô “Login” và pass đã tạo vào “Password”, sau đó click nút “Log in”.
  • Trường hợp bạn đã có account nhưng quên pass thì nhập email vào ô trước nút “Submit Request” sau đó click vào nút “Submit Request” Khi đó Bugzilla sẽ gửi tới email của bạn một đường link để tạo pass mới (giống như bước thứ 2 trong quá trình tạo account mới).
  • Dưới đây là màn hình home page của bugzilla (sau khi đăng nhập thành công)

2. Post bug mới (tạo bug)

  • Để tạo bug mới, ở màn hình home page chúng ta click vào link “New” ở menu header hoặc footer

  • Sau đó click chọn dự án muốn post bug

  • Sau khi chúng ta chọn dự án muốn post bug, sẽ hiển thị màn hình như bên dưới, trong màn hình này chứa toàn bộ thông tin của bug.

  • Thông tin của bug bao gồm: ++Product: Tên của dự án đã chọn (nếu chọn nhầm thì không thể thay đổi được nữa – phải quay lại từ đầu) ++ Reporter: Tên người login (người post bug) ++ Component Description: Tên màn hình cần post bug, chú ý chọn cho đúng màn hình ++ Version: Phiên bản của bản deploy đang test (dùng để theo dõi số lần release của sản phẩm) – ít dùng. ++ Severity: Mức độ nghiêm trọng của bug (mặc định là “normal”, cao nhất là “blocker”, thấp nhất là “enhancement” (là cải tiến thêm cho tiện lợi không phải lỗi của chương trình)) ++ Platform: Chương trình đang test trên máy tính hay là điện thoại hay là thiết bị khác. ++ OS: Chọn hệ điều hành mà bản test đang chạy (đang test trên win xp hay win7 hay linux…) ++ Priority: Độ ưu tiên fix, cao nhất là 1 và thấp nhất là 5, nhiều lúc bug có độ nghiêm trọng cao nhưng chưa chắc có độ ưu tiên cao, và ngược lại. ++ Initial State: Trạng thái khởi tạo của bug, mặc định là NEW ++ Assign To: Bug được phân công cho ai fix. ++ CC: Gửi thông báo bug này đến những người được chọn trong list CC này để họ tham khảo. ++ Default CC: Những người mặc định được CC (mang tính chất tham khảo hoặc theo dõi quản lý bug) ++ Estimated Hours: Thời gian dự kiến hoàn thành việc fix bug, thường thì TESTER không ghi mục này. ++ Deadline: Thời hạn phải fix bug, TESTER cũng không ghi mục này luôn. (tùy công ty hay dự án) ++ URL: Đường link tham khảo – có thể là đường link tới trang báo lỗi (khi test web) ++ Browser: Nếu test web, thì đang test trên trình duyệt nào? Chọn cho đúng. ++ Revision: Nếu công ty sử dụng các chương trình quản lý dữ liệu như SVN thì theo dõi bằng thông số này cho tiện, dễ xem lại source của từng phiên bản. ++ Summary: Tóm tắt lỗi, nên ghi ngắn gọn khoảng 60 từ (ví dụ: Khi click button search thì bị exception) ++ Description: Mô tả chi tiết từng bước thao tác tạo ra lỗi. Làm sao để khi người khác đọc vào sẽ hiểu và làm theo được. (dùng câu ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, mô tả chi tiết từng bước) ++ Attachment: Muốn đính kèm theo file hình hoặc excel hoặc file khác thì click vào nút “Add an attachment”

  • Khi đó sẽ hiển thị thêm phần đính kèm file. ++ File: chọn file cần đính kèm ++ Description: Mô tả cho file đính kèm (nếu không mô tả thì file sẽ không đính kèm) ++ Content Type

  • Depends on
  • Blocks
  • Sau khi điền đầy đủ thông tin thì click nút “commit” để post bug

3. Cập nhật thông tin cho Bug

  • Sau khi search xong, click vào ID của bug để mở thông tin của bug muốn cập nhật thông tin
  • Sau khi cập nhật thông tin xong, thì click nút Commit.

Trên đây là tổng quan và hướng dẫn một số chức năng cơ bản để sử dụng Bugzilla. Chi tiết và hướng dẫn cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết tiếp theo.

0