Tìm hiểu về công cụ quản lý bug Mantis
1. Khái niệm Mantis Bug Tracker là một hệ thống theo dõi lỗi trên web dựa trên mã nguồn mở miễn phí . Việc sử dụng MantisBT phổ biến nhất là để theo dõi các lỗi xảy ra ở phần mềm. Tuy nhiên, MantisBT thường được cấu hình bởi người dùng để phục vụ như một hệ thống theo dõi vấn đề chung và công ...
1. Khái niệm
Mantis Bug Tracker là một hệ thống theo dõi lỗi trên web dựa trên mã nguồn mở miễn phí . Việc sử dụng MantisBT phổ biến nhất là để theo dõi các lỗi xảy ra ở phần mềm. Tuy nhiên, MantisBT thường được cấu hình bởi người dùng để phục vụ như một hệ thống theo dõi vấn đề chung và công cụ quản lý dự án. Tên Mantis và logo của dự án này chỉ về họ côn trùng Mantidae, được biết đến với việc theo dõi và ăn côn trùng khác, được gọi là "bọ". Tên của dự án thường được viết tắt cho MantisBT hoặc Mantis.
2. Đặc trưng về Manis
- Miễn phí ( Mã nguồn mở )
- Dễ cài đặt
- Chạy trên nền của bất kỳ 1 trình duyệt web nào ( Web-based )
- Platform độc lập
- Có thể chạy nhiều dự án cùng lúc
- Tích hợp đa ngôn ngữ
- Chức năng gửi email
- Chức năng tìm kiếm dễ dàng và đơn giản
- Bộ lọc dò tìm và tra cứu
3. Một số khái niệm cần biết khi dùng Mantis
- Issues : Được hiểu như là lỗi (thường gọi là Bug), thiếu sót. sai phạm trong chương trình hoặc tài liệu của dự án
- Report issue : Báo cáo lỗi/ sai sót khi được tìm thấy trên chương trình/ tài liệu
- Category : phân nhóm các chức năng/ module
- Severity : mức độ của issue Bao gồm 4 mức: + Mức 1: Block, crash + Mức 2: Major + Mức 3: minor + Mức 4: tweak, text, trivial, feature
- Status : trạng thái của issue
Bao gồm các trạng thái:
+ New: Bug chưa được được xử lý, hoặc đang xử lý + Resolved: Bug đã xử lý xong + Closed: Bug đã được reporter kiểm tra lại và bug không còn xảy ra + Feedback: Bug đang chờ phản hồi + Confirmed: Bug đang chờ xác nhận lại + Assigned: Bug đã được bàn giao + Acknowledged: Bug đã được chấp nhận - Resolution : các giải quyết của issue + Open: Bug vừa tạo mới + Reopen: Bug vẫn xảy ra và được mở lại để fix + Fixed: Bug đã được fix + Not Fixable: Bug không thể fix được + Won't Fix: Bug quyết định không được fix + Unable Reproduce: Bug không bị phát sinh bug khác + Duplicate: Bug đã bị trùng với một bug khác + Cancelled: Bug bị bỏ quả không sửa + Suspended: Bug bị treo, chưa được xử lý
Để sử dụng mantis trực tiếp trên máy tính của mình thì chúng ta cần cài đặt Wamp hoặc Xamp để host cho mantis Tải và cài đặt Wamp tại link sau: http://www.wampserver.com/ Sau khi cài đặt Wamp thành công, sẽ tiến hành tải và cài đặt Mantis theo link sau: https://www.mantisbt.org/
- Sau khi dowload về, tiến hành giải nén file Mantis sẽ được một file tương tự và coppy file này vào thư mực www của Wampserver
- Sau đó ta truy cập vào địa chỉ: http://localhost/mantisbt-1.2.15/ (matisbt-1.2.15 là tên file khi bạn giải nén ra và cũng là phiên bản bạn dowload về) để tiến hành cài đặt.
- Các thông số
- Hostname: Tên host để chạy Mantis, vì đang chạy trên localhost nên để mặc định là localhost
- Username: User mặc định của localhost là root
- Password: Chạy trên wamp không cần password nên để trống
- Database name: Tên DB sau khi cài đặt xong sẽ tự tạo cho chúng ta một DB có tên là bugtracker (có thể thay đổi)
- Sau đó chọn Install/Upgrade DB để cài đặt
Sau khi cài đặt xong, chọn Back to Administation để trờ về trang quản lý và đăng nhập với tài khoản mặc định là:
- Username: administator
- Password: root
- Sau khi đăng nhập thành công bạn chuyển đến trang My view như hình dưới đây:
- Trang này sẽ view cho chúng ta tất cả những mục:
- Unassigned: những bug chưa được bàn giao
- Reporter by me: những bug do bạn log
- Resolved: Những bug đã được xử lý xong
- Recently modified: Hiện tại đang được bàn thảo chỉnh sửa
- Monitored by me: Những bug bạn được giao phó giám sát
- Khi click vào Main, trang này sẽ view cho chúng ta thấy:
- Những bug đang Open và được assigned cho ai
- Tại trang view issue cho chúng ta thấy bug đang có được sắp xếp theo ID và ngày giờ Update. Để xem/chỉnh sửa một bug ta click vào ID của bug là được.
Tạo mới một bug
Để log một bug mới ta phải có dự án (Project). Để thêm dự án ta thực hiện:
- B1: Vào Manage -> Manage Projects - > Create New Project
Các thông tin:
- Project name: Tên dư án thực hiện
- Status: Tình trạng phát triển dự án
- View Status: Xem trạng thái dự án, mọi người hay giới hạn
- Description: Mô tả chi tiết cho dự án
- B2: Để log một bug mới ta chọn Report issue -> Chọn Project Issue
Nhập đầy đủ thông tin của bug vào các trường giống như hình bên dưới. Và khi click Submit thì xem như một bug mới vừa được lưu vào hệ thông Mantis và sẽ xuất hiện trong My view của bạn
Các thông tin:
- Category: Các project milestones, các hạng mục, các loại hình etc đượ chia ra trong một dự án hoặc nhiều dự án
- Resolution: tùy chọn xử lý bug, chỉ có bug bug owner hoặc các cấp đặc quyền mới có thể hiệu chỉnh thông số phần này
- Jump to Notes: Đi đến ngay bảng bàn thảo mà không cần xem bug details
- Update issue: Chỉnh sửa nội dung bug
- Change status To: Chuyển đổi tình trạng bug, chỉ có bug bug owner hoặc các cấp đặc quyền mới có thể hiệu chỉnh thông số phần này
- Monitor Issue: Nhập bug này vào danh sách các bug mình quan tâm theo dõi
- Create clone: Tạo 1 bug khác cùng nội dung nhưng khác số thứ tự bug
- Relationships: Tạo mối quan hệ giữa các bug (thông qua ID của bug)
- Rất thông dụng hiện nay.
- Khả năng hoạt động nhanh và nhẹ nhàng.
- Khả năng chạy độc lập
- Tích hợp đa ngôn ngữ
- Có thể chạy nhiều dự án cùng lúc
- Chức năng tìm kiếm dễ dàng và đơn giản
- Hai hệ thống này cũng tự động gửi mail cho các bạn liên quan đến màn hình/mô- đun/chức năng có xuất hiện bug.
- Chương trình này khá dễ sử dụng.
- Cung cấp đầy đủ các chức năng quản lý theo dõi bug.
- Chạy trên nền của bất kỳ 1 trình duyệt web nào.
2. Khác nhau
- Mantis bug tracker:
- Miễn Phí
- Giao diện đơn giản nên page size nhẹ.
- Vì quá đơn giản nên lại thiếu tính tiện dụng.
- Giao diện hơi xấu và cũ
- Sử dụng text để thể hiện status của bug
- Jira bug tracker:
- Tốn Phí.
- Giao diện người sử dụng mạnh mẽ và thân thiện với người dùng
- Cung cấp cái nhìn trực quan tốt - support đa dạng các loại attachment
Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về công cụ quản lý bug Mantis