Tìm hiểu về Google Blacklist
Google đưa vào blacklist (danh sách đen) khoảng 9,500 đến 10,000 website mỗi ngày. Phải làm sao nếu website của bạn lọt vào danh sách đó? Bạn đã từng truy cập vào website bị blacklist chưa? Nếu không chăm sóc website của mình cẩn thận, website của bạn sẽ ngày càng có nguy cơ cao rơi vào blacklist. ...
Google đưa vào blacklist (danh sách đen) khoảng 9,500 đến 10,000 website mỗi ngày. Phải làm sao nếu website của bạn lọt vào danh sách đó? Bạn đã từng truy cập vào website bị blacklist chưa? Nếu không chăm sóc website của mình cẩn thận, website của bạn sẽ ngày càng có nguy cơ cao rơi vào blacklist.
Rất nhiều người dùng thích sử dụng các hệ quản trị nội dung (CMS) như WordPress, Joomla,… bởi chúng dễ dàng trong việc kiểm soát hoạt động trực tuyến. Quan niệm này vừa đúng vừa sai. Sở hữu và quản trị hoạt động trực tuyến là một trách nhiệm quan trọng và Google cũng vậy. Do đó Google sẽ nhanh chóng gắn cờ cho website của bạn nếu họ nghĩ rằng bạn gây hại cho người dùng. Google có trách nhiệm với hàng tỉ người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm của mình trên khắp thế giới.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những cảnh báo và danh sách đen của Google. Có rất nhiều cách hiểu sai về chúng làm đau đầu các quản trị viên website, do đó chúng tôi biên soạn hướng dẫn này giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về danh sách đen của Google.
Trong trường hợp website bị liệt vào blacklist, có nghĩa là quy trình công cụ tìm kiếm của Google loại bỏ chỉ mục (index) đến website đó. Quản trị viên website cần thật chú ý đến điều này bởi vì website của bạn sẽ mất đi 95% lượng khách truy cập thông thường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bạn trên Internet.
Bạn có thể đọc tiếp bài Một số dấu hiệu khi website bị đưa vào blacklist để có thể thoát khỏi tình trạng này.