12/08/2018, 16:02

Tìm hiểu về Mobile Game Testing

Test game là một giai đoạn trong quá trình phát triển game - quá trình kiểm thử phần mềm ở đầy đủ các khía cạnh như soát lỗi kỹ thuật, kiểm tra nội dung, thử nghiệm khả năng thích ứng, thu thập ý kiến của gamer để tiếp tục phát triển theo hướng mà cộng đồng mong muốn và để đảm bảo chất lượng ...

  • Test game là một giai đoạn trong quá trình phát triển game - quá trình kiểm thử phần mềm ở đầy đủ các khía cạnh như soát lỗi kỹ thuật, kiểm tra nội dung, thử nghiệm khả năng thích ứng, thu thập ý kiến của gamer để tiếp tục phát triển theo hướng mà cộng đồng mong muốn và để đảm bảo chất lượng cho trò chơi.
  • Công việc chính của test game là phát hiện lỗi và viết tài liệu hướng dẫn về lỗi của trò chơi. Đòi hỏi kĩ năng chuyên môn tốt, năng lực đánh giá và phân tích cao của tester.

Một vài điểm khác nhau giữa test game và test ứng dụng:

  • Game thì kết hợp các hình ảnh theo một qui luật nào đó (rule - chức năng của game) và phần mềm thì thường không có nhiều hình ảnh như game.

  • Game thì có nhiều dạng, game tuyến tính và game không tuyến tính. Game tuyến tính thì phần nào giống phần mềm nhưng vẫn có điểm khác là trong quá trình chơi game, user có thể có những negative action (do bấm nhầm hoặc gì đó) và tổ hợp các thao tác của user khi chơi game là random và vô số kể. Và điều này còn khủng khiếp hơn nếu game ở dạng game không tuyến tính.

  • Ngoài công việc kiểm thử trên ứng dụng , trên game còn cần kiểm thử ở nhiều khía cạnh khác . Ví dụ như: kiểm thử về sự ngắt quãng khi đang chơi, kiểm thử sự phong phus đa dạng về âm thanh, thao tác , cảm nhận người dùng đối với trò chơi, sự cân bằng mức độ khó trong các level của trò chơi.... Và còn rất nhiều khía cạnh khác mà mọt ứng dụng thông thường không có.

=> Test game gồm:

  • Gameplay test = smoke test của application.
  • Stress test = stress test của application.
  • Interrupt test (đối với dòng game trên các thiết bị di động đa chức năng) -> thực hiện các thao tác tạm idle game hoặc ngắt tiến trình của game tạm thời phục vụ cho 1 tiến trình khác (ví dụ nghe điện thoại).
  • Localization -> kiểm lỗi chính tả trong game và game menu.
  • Sound -> Kiểm lỗi âm thanh.
  • Acceptant -> Đối với cấu hình của phần cứng thì mức độ game đáp ứng về frame rate, độ mượt của hình ảnh như thế nào là có thể chấp nhận (phần này thường có tài liệu kỹ thuật cho từng loại cấu hình phần cứng khác nhau)....

3.1 Các giai đoạn test game

Test game có 3 giai đoạn chính : Giai đoạn đầu tiên chính là quá trình phát triển của trò chơi, trước cả khi có phiên bản anpha.

  • Thời gian này game chưa thành hình và chỉ mới tồn tại ở dạng các module chưa hoàn toàn được gắn kết với nhau hoặc chỉ mới có một vài tính năng cơ bản nhất.
  • Tester trong giai đoạn này chính là các lập trình viên, họ phải test các module này liên tục và sửa chữa chúng. Mọi sự sửa chữa đều được ghi lại một cách cụ thể để có thể tiến hành backup khi cần thiết.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn game đã thành hình và được tiến hành test nội bộ.

  • Công ty phát triển trò chơi thuê một số tester có trình độ gaming và kiến thức tốt về máy vi tính để test lỗi kỹ thuật. Đây là giai đoạn phát hiện ra nhiều bug nhất của mỗi game.
  • Các tester trên thậm chí có thể là hacker, hoặc đơn giản là gamer chuyên biết cách tận dụng các nhược điểm của các thể loại game khác nhau. Họ không chỉ chơi và tìm lỗi trong trò chơi mà còn tìm lỗi của trò chơi ngay cả khi không khởi động trò chơi, ví dụ như tìm cách làm ‘crash game’, tìm cách làm ngắt kết nối ‘client-server’ hoặc tìm cách làm game bị tình trạng Not responding.
  • Đội ngũ phát triển game sẽ theo đó để tiếp tục khắc phục những bug game, thiết kế lại game để tránh ít lỗi nhất có thể. Giai đoạn này có thể lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn public sản phẩm

  • Đây là giai đoạn toàn bộ gamer trên thế giới sẽ trở thành tester.
  • Đội ngũ phát triển thông qua báo lỗi và phản hồi của gamer để tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của game.
  • Thường thì nếu làm tốt 2 giai đoạn trên thì trong giai đoạn cuối này, đội ngũ phát triển sẽ ít gặp khó khăn.

3.2 Một số kĩ thuật test game

Smoke Testing

  • Đây là phương pháp để kiểm thử thiết kế , để phát hiện ra những vấn đề có thể là đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới trò chơi, ngăn chặn vấn đề kịp thời ngay từ thiết kế.
  • Phương pháp này bao gồm một số hoạt động như : kiểm thử xem liệu trò chơi có chạy hay không, liệu các tương tác có hoạt động....

Whitebox Testing

  • Giai đoạn kiểm thử đánh giá họat động bên trong của game (mã nguồn)

Blackbox Testing

  • Kiểm thử chức năng của game mà không cần quan tâm tới bên trong của nó tức là mã nguồn
  • Trong khi kiểm thử , tester sẽ có một danh sách các đầu vào để kiểm tra để đạt được kết quả như mong muốn

Play Testing

  • Chơi thử nghiệm để tìm ra lỗi , vấn đề trong quá trình chơi
  • Việc thử nghiệm tiến hành càng sớm càng tốt và liên tiếp trong quá trình phát triển game.Trong một sosoo trường hợp như kiểm thử Beta, moijn gwoif có thể được mời để dùng thử trước khi phát hành bản chính thức để thu được những đóng góp ý kiến từ bên ngoài.

Adhoc Testing Kiểm thử một cách ngẫu hứng - free test không dựa theo bất kì kế hoạch tài liệu nào.

Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp khác, mọi người có thể xem trong link tài liệu tham khảo [2].

0