12/08/2018, 11:58

Tìm hiểu Về SEO - Phần I

SEO là gì? Search engine optimization (SEO) - Tối ưu hoá máy tìm kiếm để làm tăng thứ hạng của một website hoặc webpage trong những kết quả hiển thị tự nhiên của máy tìm kiếm. Nói một cách khác đó là việc bạn thay đổi thiết kế cấu trúc cũng như nội dung trang web, các vấn đề liên quan đến trang ...

SEO là gì?

Search engine optimization (SEO) - Tối ưu hoá máy tìm kiếm để làm tăng thứ hạng của một website hoặc webpage trong những kết quả hiển thị tự nhiên của máy tìm kiếm. Nói một cách khác đó là việc bạn thay đổi thiết kế cấu trúc cũng như nội dung trang web, các vấn đề liên quan đến trang web để khi người dùng tìm kiếm bằng các bộ máy tìm kiếm như google, bing … trang web của bạn sẽ xuất hiện ở những vị trí cao hơn.

SEO để làm gì?

Bạn có thể hình dung một website nếu được hiện ở các vị trí trên cùng của trang đầu tiên khi bạn tìm kiếm với một từ khóa nào đó đồng nghĩa nó nhận được nhiều sự chú ý hơn từ người tìm kiếm từ đó sẽ chiếm được lượng khách hàng truy cập vào website và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh hay nhiều mục đích khác.

SEO = Off site (off page) + On site (on page)`

seo.png

Trong phần này mình sẽ giới thiệu với các bạn nội dung cơ bản về SEO On Site

SEO On Site là gì?

  • Là việc thay đổi cấu trúc site như title, description, keywords ….
  • Tối ưu tổng thể website.
  • Dễ dàng cho Google “đọc”.
  • Thân thiện với “khách hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến SEO On Site

  • Domain, URL
    • Độ dài tên miền.
    • Tên miền chứa từ khóa
    • Tên miền .vn, .com.vn, .edu..., .org... có độ tin tưởng cao hơn.
    • ...
  • Cấu trúc Website
  • Navigation
  • META
  • Robots
  • Cấu trúc HTML
  • Sitemap:
  • Social: Giúp tăng độ phổ biến cho website của bạn.
  • Speed: Tốc độ tải trang nhanh sẽ được các bộ máy tìm kiếm đánh giá cao.
  • Image: Thuộc tính alt giúp con boot tìm kiếm biết được ảnh của bạn chứa nội dung gì.

** TAG **

1. Meta Tag

  • Là thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt lẫn người dùng hay bot từ các search engine. (Meta Keywords, Meta Description, Meta Page title => Meta tags)
  • Bot sẽ dựa vào Meta name và Meta robots để quyết định các thu thập cho website đó.
  • Các META-robots là thẻ meta có ảnh hưởng đến các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu. META này xác định xem một trang cụ thể nên được lập chỉ mục và có các liên kết đi nên được theo hay không.

meta.png

2. Title tags

  • Là 1 thành phần rất quan trọng trong việc SEO cho trang web nhưng lại không được developer chú ý vì nó không ảnh hưởng tới nội dung trang web cũng như việc hiển thị.
  • Title tags chính là phần sẽ hiển thị đại diện cho trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

3. Description tags

  • Cũng giống như titlte tags, description tag là một thành phần rất quan trọng của trang web trong việc SEO. Nhưng lại thường hay bị developer bỏ mặc.
  • Nguyên nhân chính vì description không thể hiện ở bất kỳ chỗ nào trên trang web, thâm chí ngay cả ở trình duyệt (title thường được hiển thị ở phía trên cùng các tab của trình duyệt).

** Cấu trúc HTML Website **

  • HEAD: Quyết định bởi thẻ Meta title, meta escriptions, Meta robots, scripts, CSS, Meta Geo, Language…
  • BODY:
    • Các thẻ phụ trợ như H1,H2,H3…
    • Phần nội dung text, Menu (Li) các bảng (Table/div)
    • Các Hyper link dẫn đường cho bots (Theo chỉ lệnh của Meta robots)
  • Lưu ý: Tỉ lệ cấu trúc mã HTML và Nội dung (Code to Text ratio) tốt cho máy tìm kiếm: 20-25%.
<TITLE>
Nên ghi tiêu đề là có liên quan đến từ khoá quan trọng để Search engines dễ sắp xếp lên cao, không quá 65 ký tự ( Từ khóa chính đứng đầu, lặp không quá 2 lần )
</TITLE>
<META name="Keywords" content="Từ khoá của website ở đây, cách nhau giữa các từ khoá là dấu phẩy, Từ khoá bằng tiếng Anh, không dài quá 100 từ, không lặp từ khoá 5 lần.
Từ khoá nào quan trọng hay ưu tiên thì để trên cùng, thứ tự lần lượt. Nên lặp từ khoá 2 đến 3 lần (Không còn áp dụng với Google)">
<META name="Description" content=" Mô tả của website hay nội dung website, nên súc tích, ngắn gọn, không quá 160 ký tự hay 3 dòng.
Nên lặp các từ khoá vào trong Thẻ mô tả này để tăng khả năng tra cứu. ( Từ khóa đứng đầu, lặp không quá 3 lần">
  • H1, H2... H6: là các thẻ tiêu đề (heading).
  • UL, LI: Dành cho việc liệt kê.
  • A: Liên kết.
  • B, STRONG: Nhấn mạnh.
  • I, EM: In nghiêng
  • U: Gạch chân
  • A: Thẻ liên kết (anchor) / Tìm hiểu thêm về sử dụng REL
  • cho các thẻ liên kết
  • IMG: Thẻ hình ảnh / Lưu ý sử dụng caption và alt.
    • Mô tả ảnh
    • Tên ảnh chứa từ khóa
    • Đường dẫn ảnh chứa từ khóa
    • Title
    • Alt ( Quan trọng )
    • Caption

** Lưu ý: **

  • Duy nhất 1 H1 cho mỗi Page ( Tiêu đề ).
  • H2 cho đề mục lớn.
  • H3 cho đề mục nhỏ hơn.
  • Không nhất thiết phải sử dụng hết 6 thẻ heading. Sử dụng các thẻ heading H1, H2,H3 ... H6 với mức độ quan trọng giảm dần.
  • Lưu ý các thẻ heading có thể sử dụng cho các tiêu đề chính, các từ khóa dài (long term) và phải liên quan đến title, description và nội dung trang. Ở các trình duyệt, các thẻ heading có font rất lớn. Có thể chỉnh font các thẻ này bằng cách định nghĩa thông qua CSS. Không để font như nhau !

Trong phần tiếp theo mình sẽ nói về SEO Content - Tôn chỉ của SEO.

0