Tips nhỏ về kiểm thử iOS
iOS là nền tảng phổ biến nhất trên thị trường di động, có số lượng bug nhiều hơn tới gần 3 lần so với Android của Google. 80% trong số đó là do các ứng dụng bên thứ ba. Tốt hơn là chúng ta cần hạn chế càng nhiều bug, càng sớm để có được đánh giá tốt và tiết kiệm chi phí. Hãy cân nhắc các gợi ý ...
iOS là nền tảng phổ biến nhất trên thị trường di động, có số lượng bug nhiều hơn tới gần 3 lần so với Android của Google. 80% trong số đó là do các ứng dụng bên thứ ba. Tốt hơn là chúng ta cần hạn chế càng nhiều bug, càng sớm để có được đánh giá tốt và tiết kiệm chi phí. Hãy cân nhắc các gợi ý sau đây cho việc test ứng dụng iOS.
Tip 1: Để tâm đến OS
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng trong thực tế, hầu hết những người mới thường bỏ qua bước này vì không có thời gian và tiền bạc. Nhưng bạn đừng quên rằng Apple rất rộng lượng trong việc hỗ trợ các hệ điều hành version cũ. Mặc dù hầu hết người dùng Apple đều theo đuổi sự tốt nhất và mới mẻ nhất, những vẫn luôn có những người dùng thận trọng sử dụng các thiết bị cũ. Hãy nhớ rằng khách hàng iOS có rất nhiều lựa chọn với các app chất lượng, nếu họ gặp lỗi họ sẽ không nghĩ đến việc cập nhật phần mềm, mà họ sẽ tìm app khác luôn.
Và cũng hãy ghi nhớ - mỗi hệ điều hành có nhiều hơn là một version, vì vậy bạn cần theo dõi tất cả các bản cập nhật và test, nếu không phải tất cả thì ít nhất cũng cần test những phiên bản quan trọng nhất.
Tip 2: Tablet và Phone
iPhone và iPad không được tạo ra như nhau và cũng không nên được test giống như nhau. Trên cả vấn đề về kích thích màn hình, điều quan trọng đối với đội phát triển và đội test là hiểu được hai loại thiết bị này được sử dụng khác nhau như thế nào. Nhỏ hơn, linh động hơn, iPhone được dùng như một công cụ tiện lợi và có thể mang theo. Ngược lại, chủ nhân của những chiếc iPad thường dùng các thiết bị lớn này ở nhà hoặc trong công việc
Tip 3: Hãy nói về kích thước
Mặc dù có sự khác nhau giữa iPhone và iPad, bạn cần nhớ rằng không phải tất cả iPhone và tất cả iPad đều giống nhau. Apple cung cấp và hỗ trợ nhiều loại thiết bị bắt đầu từ iPhone 5, 5s và 5SE với kích thước 4 inch, cho đến chiếc iPad Pro 12.9 inch. Nếu bạn nói rằng app của bạn hỗ trợ iPhone và iPad, bạn cần chắc chắn rằng app của bạn có giao diện đẹp trên tất cả các thiết bị này.
Tip 4: Network rất quan trọng
Bạn có phát triển một app cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao tiếp online? Nếu bạn đang cần tìm một gợi ý tuyệt vời cho việc test app, thì nó đây! Mạng không dây là loại mạng được dùng nhiều nhất trên thế giới, và không còn nghi ngờ gì, các thiết bị iOS hỗ trợ rất nhiều loại trong đó. Đừng quên kiểm tra xem app của bạn xử lý các loại kết nối, các chất lượng kết nối khác nhau như thế nào: đôi khi bạn đi ngang qua một Wi-Fi spot miễn phí, và thiết bị của bạn tự động bắt nó, thỉnh thoảng kết nối của bạn chập chờn và bạn bị mất kết nối - bạn cần phải xử lý tất cả các trường hợp này.
Tip 5: Hãy để ý đến thời lượng pin
Một nghiên cứu cho thấy, 55% lượng người dùng đã gặp phải vấn đề với các app tiêu hao năng lượng pin của điện thoại nhiều hơn dự kiến. Đây là lý do tại sao bạn cần ghi nhớ rằng dung lượng pin không phải là vô hạn. iOS device từ 8.0 trở đi cung cấp thông tin chi tiết về thời lượng và tỉ lệ sử dụng pin, và nếu người dùng tìm hiểu lý do tại sao pin của họ lại hao nhanh, hãy chắc rằng nó không phải là do app của bạn. Hãy xem video sau đây để biết thêm chi tiết
Tip 6: Hãy làm theo Guideline
Tất cả các nền tảng mobile đều có guideline hướng dẫn bạn cách hỗ trợ nhiều chuẩn tính năng và UX, và iOS là nền tảng khó tính nhất. Nếu bạn không làm theo đúng những guideline này, có khả năng app sẽ bị crash hoặc việc sử dụng sẽ gây ra sự khó chịu. Ví dụ, nếu bạn phát triển một app Android và app có một button back, nó có thể bị xung đột với button back vật lý được tích hợp sẵn trong Android. Nhưng với một app tương tự trên iOS, bạn cần button back, vì OS không có sẵn nó.
Tip 7: Hãy thay đổi nếu bạn cảm thấy cần thiết
Không có điều gì tệ hơn là app có performance không thể test được. Nếu bạn không biết cách giải quyết vấn đề, hãy tự hỏi những câu hỏi sau đâu. Tại sao nó không thể test được. Cần phải thay đổi điều gì? Có thể source code cần được refactor. Nếu các class của bạn quá lớn, hãy giữ cho nó không vượt quá 150 dòng code mỗi class. Hãy chắc rằng các method của bạn không bị quá tải vì nhiều action. Bạn cũng cần phải chia nó ra nếu cần thiết. Sau đó, bạn có thể thấy được các xử lý bị sai ở đâu. Sau đó bạn nên tạo ra một cấu trúc code gọn gàng và dễ đọc hơn.
Tip 8: Ba quy tắc vàng
Có ba quy tắc vàng đã được kiểm chứng từ lâu mà bạn không được phép quên. Bạn cần nhớ cụm từ viết tắt sau S.O.L.I.D. Nó là viết tắt của Single responsibility, open-closed, Liskov substitution, interface segregation, và dependency inversion.
Nói từ góc độ của người kiểm thử chất lượng, S, L và D là những chữ cái hữu dụng nhất trong đó để khiến cho testcase của bạn trở nên vững chắc.
- Single responsibility: Mỗi class của app mobile của bạn chỉ được phép có một mà duy nhất một chức năng
- Liskov substitution: Bạn nên có khả năng thay thế các object của app code với các instances khác. Hãy dùng mock để test một action cụ thể của object.
- Dependency inversion: trong trường hợp iOS, ý tưởng tốt nhất là chia class thành nhiều phần và test chúng một cách riêng rẽ. Bạn có thể làm điều đó bằng cách sử dụng protocols.
Lời kết
Với những gợi ý trên, hi vọng bạn có thể sẵn sàng để giải quyết các vấn đề về kiểm thử trên iOS.
Bài viết tham khảo và dịch từ nguồn: https://www.deviqa.com/blog/are-you-testing-ios-apps-here-are-pro-tips-for-you