11/08/2018, 19:23

Toán tử trong VBA

Học java core Một toán tử (Operator) có thể được định nghĩa bằng cách sử dụng một biểu thức đơn giản – 4 + 5 bằng 9. Ở đây, 4 và 5 được gọi là các toán hạng và + được gọi là toán tử . Có 4 loại toán tử trong VBA như sau: Các toán tử số học Các toán tử so sánh ...

Học java core

Một toán tử (Operator) có thể được định nghĩa bằng cách sử dụng một biểu thức đơn giản – 4 + 5 bằng 9. Ở đây, 4 và 5 được gọi là các toán hạng và + được gọi là toán tử.

Toán tử trong VBA

4 loại toán tử trong VBA như sau:

  • Các toán tử số học
  • Các toán tử so sánh
  • Các toán tử logic (hoặc quan hệ)
  • Các toán tử móc nối

1. Các toán tử số học

Bảng dưới đây trình bày các toán tử số học sau được hỗ trợ bởi VBA.

Giả sử biến A có giá trị là 5 và biến B có giá trị là 10, sau đó:

Toán tử Mô tả Ví dụ
+ Phép cộng hai toán hạng A + B sẽ cho 15
Phép trừ hai toán hạng A – B sẽ cho -5
* Phép nhân hai toán hạng A * B sẽ cho 50
/ Phép chia lấy phần nguyên hai toán hạng B / A sẽ cho 2
Mod Phép chia lấy phần dư hai toán hạng B Mod A sẽ cho 0
^ Lũy thừa hai toán hạng B ^ A sẽ cho 100000

Các toán tử so sánh

Bảng dưới đây trình bày các toán tử so sánh sau được hỗ trợ bởi VBA.

Giả sử biến A có giá trị là 5 và biến B có giá trị là 10, sau đó:

Toán tử Mô tả Ví dụ
= Kiểm tra nếu giá trị của hai toán hạng bằng nhau hay không. Nếu có, thì điều kiện là đúng. (A = B) là False.
<> Kiểm tra nếu giá trị của hai toán hạng bằng nhau hay không. Nếu các giá trị không bằng nhau, thì điều kiện là đúng. (A <> B) là True.
> Kiểm tra nếu giá trị của toán hạng bên trái lớn hơn giá trị của toán hạng bên phải không. Nếu có, thì điều kiện là đúng. (A > B) là False.
< Kiểm tra xem giá trị của toán hạng bên trái có nhỏ hơn giá trị của toán hạng bên phải không. Nếu có, thì điều kiện là đúng. (A < B) là True.
>= Kiểm tra nếu giá trị của toán hạng bên trái lớn hơn hoặc bằng giá trị của toán hạng bên phải không. Nếu có, thì điều kiện là đúng. (A >= B) là False.
<= Kiểm tra xem giá trị của toán hạng bên trái có nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của toán hạng bên phải không. Nếu có, thì điều kiện là đúng. (A <= B) là True.

3. Các toán tử logic (hoặc quan hệ)

Bảng dưới đây trình bày các toán tử logic sau được hỗ trợ bởi VBA.

Giả sử biến A có giá trị là 10 và biến B có giá trị là 0, sau đó:

Toán tử Mô tả Ví dụ
AND Nếu cả hai điều kiện là True, thì true. a<>0 AND b<>0 là False.
OR Nếu một trong hai điều kiện là True, thì true. a<>0 OR b<>0 là true.
NOT Được sử dụng để đảo ngược trạng thái logic của toán hạng. Nếu một điều kiện có giá trị true, thì toán tử NOT điều kiện đó sẽ là false. NOT(a<>0 OR b<>0) là false.
XOR Nếu chỉ một trong hai điều kiện là true thì biểu thức là true, ngược lại là false. (a<>0 XOR b<>0) là true.

Các toán tử móc nối

Bảng dưới đây trình bày các toán tử móc nối sau được hỗ trợ bởi VBA.

Giả sử biến A có giá trị là 5 và biến B có giá trị là 10, sau đó:

Toán tử Mô tả Ví dụ
+ Cộng hai biến số A + B sẽ cho 15
& Nối hai chuỗi A & B sẽ cho 510

Giả sử biến A có giá trị là “Hello” và biến B có giá trị là ” VBA!”, sau đó:

Toán tử Mô tả Ví dụ
+ Cộng hai biến số A + B sẽ cho “Hello VBA!”
& Nối hai chuỗi A & B sẽ cho “Hello VBA!”
Chú ý: Có thể áp dụng toán tử móc nối cho cả số và chuỗi. Đầu ra phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu các biến có giá trị số hoặc giá trị chuỗi.
Học java core
0