17/11/2019, 11:19

Tổng hợp các thuật Ngữ Growth Hacking

Để trở thành kẻ cuồng tăng trưởng thực sự, chúng ta cần nói chuyện giống như cách các Growth Hacker nói. Các growth hacker sử dụng thuật ngữ growth hacking nghe cực cool, dù đôi khi khó hiểu, đôi khi lại thông dụng trong khi thực hiện các thử nghiệm growth, khi trình bày trong các sự ...

Để trở thành kẻ cuồng tăng trưởng thực sự, chúng ta cần nói chuyện giống như cách các Growth Hacker nói. Các growth hacker sử dụng thuật ngữ growth hacking nghe cực cool, dù đôi khi khó hiểu, đôi khi lại thông dụng trong khi thực hiện các thử nghiệm growth, khi trình bày trong các sự kiện digital marketing và những lúc thực thi các chiến dịch growth hacking sáng tạo.

Hãy save lại ngay với những thuật ngữ về tăng trưởng growth hacking dưới đây.

  1. Product Market Fit: sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường là nền tảng của growth hacking.
  2. One Metric That Matters (OMTM): Một mục tiêu được xác định bởi một số liệu duy nhất mà toàn bộ công ty khởi nghiệp của bạn nên hướng tới.
  3. North Star Metric (NSM): Tương tự OMTM.
  4. Experiment Success Ratio (Tỷ lệ thành công thử nghiệm) hoặc Experiment Success Score (Điểm thành công thử nghiệm) (ESR hoặc ESS)
  5. Phương trình Sigma – một phân tích bước tiếp theo sau OMTM để giúp chúng ta dễ dàng đưa ra quyết định CÓ hoặc KHÔNG cho các thử nghiệm tăng trưởng (growth experiments) của mình.
  6. Growth Experiment: Một growth hack tiềm năng, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.
  7. Growth Hack: Một thử nghiệm tăng trưởng có thể đạt được OMTM cần thiết.
  8. Scalable Growth Hack: Một growth hack có khả năng tăng trường sau thử nghiệm với ESS cao, có khả năng được tự động hóa bằng công nghệ (bot, script, v.v.).
  9. Unicorn Growth Hack: growth hack có khả năng giúp startup thành kỳ lân (Không nên nhầm lẫn với kỳ lân tài chính).
  10. User Persona/ Customer Persona (Chân dung người dùng) : Định nghĩa chi tiết về đối tượng mục tiêu của bạn trông như thế nào.
  11. Channel Personas (Chân dung của kênh): Định nghĩa chi tiết về các kênh mục tiêu của bạn trông như thế nào.
  12. Growth triangle (Tam giác tăng trưởng): Mối quan hệ giữa sự kiên nhẫn, ngân sách và tăng trưởng để giải thích nhu cầu growth hacking.
  13. A3R3 Funnel: Phễu growth hacking mà Hack-N-Coded đang dùng dựa vào AARRR.
  14. Triple Peak Effect (Hiệu ứng ba đỉnh): Mô tả vòng đời của bất kỳ kênh nào có khả năng được sử dụng để growth hacking theo 3 giai đoạn – Early Adopters (Hacks), Early Majority (Organic), Late Majority (Paid).
  15. Other People’s Networks (OPN): Tận dụng các mạng lưới của người khác.
  16. Other Audiences’ Networks (OPN): Tận dụng đối tượng của người khác (Tương tự như trên).
  17. Other People’s Platform (OPP): Tận dụng nền tảng của người khác. Thông thường bằng các API đảo ngược.
  18. O2I (Outbound to Inbound): Growth hacking bằng cách chuyển đổi một quy trình từ Outbound sang Inbound.
  19. Influence hack: Thúc đẩy sự ảnh hưởng bằng cách sử dụng mẹo hacks.
  20. Trojan Horse Growth Hack (Growth Hack con ngựa thành Troa): Một growth hack liên quan đến việc đưa người dùng ưu tiên đến dịch vụ của bạn thông qua một dịch vụ khác.
  21. Lean Analytics: Theo dõi, báo cáo và phân tích theo kiểu lean.
  22. A/B Testing: So sánh 2 phiên bản để kiểm tra xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn, thường là bằng cách thay đổi một yếu tố tại một thời điểm.
  23. AHA Moment: Thời khắc mà chúng ta tìm được điểm tăng trưởng trong các thí nghiệm growth.
  24. Churn Rate: Tỷ lệ mất khách hàng theo thời gian, ngược lại với retention rate (tỷ lệ duy trì).
  25. CRO (Conversion rate optimization): Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
  26. Growth Mindset: Tư duy tăng trưởng của một growth hackers.
  27. Hack: Những thủ thuật tác động cao, chi phí thấp và sáng tạo
  28. Heatmap: Bản đồ hiển thị cách người dùng tương tác với một trang web.
  29. Hustle: Làm việc bên ngoài vùng thoải mái của bạn trong giai đoạn thực hiện growth hacking.
  30. ICE Score (Impact-Confidence-Ease Score): Điểm Ảnh hưởng-Tự tin-thoải mái và có thang điểm từ 1 đến 10, sau đó chia cho 3. Sử dụng để đánh giá các thí nghiệm tốt nhất.
  31. Iterating : Chu kỳ “Thử nghiệm> Điều chỉnh> Thử nghiệm”, lặp lại và phân tích.
  32. Lead Magnet: Nam châm thu các khách hàng tiềm năng, đôi khi là bước đầu tiên trong các chương trình activation.
  33. Lean: Tinh gọn – ý chỉ chúng ta nhận được nhiều giá trị hơn từ nguồn lực ít hơn.
  34. LTV (Lifetime Value/ Giá trị trọn đời): Giá trị tổng thể theo thời gian của khách hàng. Được sử dụng để giới hạn CPA (Cost per Acquisition/ Giá trị để có một khách hàng).
  35. Micro Vs Macro Goals (Mục tiêu vi mô và vĩ mô): Người dùng thường hoàn thành các mục tiêu vi mô trên sản phẩm hoặc trang web của bạn trước khi hoàn thành mục tiêu vĩ mô.
  36. Sprint (Chạy nước rút): Một khoảng thời gian nhất định khi nhóm làm việc để thực hiện một quy trình cụ thể, thường là các thử nghiệm tăng trưởng kéo dài 30 ngày.
  37. Standard Operating Procedure (SOP: quy trình hoạt động tiêu chuẩn): Sử dụng các quy trình được xác định trước để tiết kiệm thời gian và tài nguyên, rất cần thiết cho growth hacker.
  38. T-Shape (Hình mẫu chữ T): Bề rộng và Độ sâu của kiến ​​thức, các growth hacker tận dụng năng lực cốt lõi của nhau để chạy các chiến dịch như một đội.
  39. Traction (Số liệu): Các số liệu về người dùng, doanh thu, downloads.
  40. Viral Mechanics: Kỹ thuật tăng trưởng (có khả năng lan tỏa) được áp dụng vào chính sản phẩm.
  41. Viral Coefficient (Hệ số lan tỏa): Cho bạn biết có bao nhiêu người dùng MỚI được đưa vào sản phẩm của bạn nhờ người dùng HIỆN TẠI của bạn giới thiệu. Nếu cứ 50 người dùng cho sản phẩm của bạn mang lại 100 người dùng mới cho sản phẩm của bạn thì hệ số lan truyền của bạn sẽ là 2. Bất cứ điều gì trên 1 có nghĩa là bạn đang tăng trưởng mạnh mẽ.
  42. Cohorts (Tổ hợp thông tin): Các tổ hợp thông tin của người dùng dựa trên LÚC họ đăng ký. Ví dụ: Cohort Tháng 11 = Mọi người đã đăng ký vào tháng 11. Nếu bạn không sử dụng Cohort, bạn đang quan sát dữ liệu tổng thể bị sai lệch bởi các Cohort xấu khiến cho bạn không thể đưa ra quyết định đúng đắn.
  43. Segments (Phân đoạn): Tỷ lệ của người dùng dựa trên Phân đoạn (Trái ngược với thời gian đăng ký như Cohorts). Ví dụ về Phân khúc có thể dựa trên Giới tính.

    *Growth Hacking là gì?*

    Growth Hacking là sự đan xen và giao thoa giữa các chiến lược marketing cùng với kỹ thuật công nghệ để đạt được mục tiêu duy nhất là “tăng trưởng”. Một growth hacker cũng phải là một người có khả năng sáng tạo tuyệt vời kết hợp cùng kỹ năng phân tích chặt chẽ để có thể tối ưu được các công cụ, dữ liệu và nguồn lực trong startup công nghệ của mình, để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững. Thuật ngữ Growth Hacking được tạo ra vào năm 2010 bởi Sean Ellis, chủ website dành cho growth hackers và hiện nay nó đã phổ biến trong các công ty công nghệ để nói về các chiến dịch marketing tạo ra sự tăng trưởng.

TechTalk via HachNCode

0