17/09/2018, 15:26

Trò chuyện với Julian Assange – nhà sáng lập WikiLeaks

Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đã có cuộc trò chuyện qua Skype tại SXSW 2014. Theo Assange, những người tiết lộ an ninh quốc gia đang trở thành một loại tị nạn chính trị mới mặc dù ngay từ đầu họ đã phải chống lại một đối thủ đầy quyền lực mà không có bất cứ chiến lược quan hệ công ...

Trò chuyện với Julian Assange - nhà sáng lập WikiLeaks

Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đã có cuộc trò chuyện qua Skype tại SXSW 2014.

Theo Assange, những người tiết lộ an ninh quốc gia đang trở thành một loại tị nạn chính trị mới mặc dù ngay từ đầu họ đã phải chống lại một đối thủ đầy quyền lực mà không có bất cứ chiến lược quan hệ công chúng hiệu quả nào.

Assange cũng chia sẻ qua Skype từ đại sứ quán Ecuador tại Luân Đôn, ông cho biết trong khi từ vài năm trước Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, Lầu Năm Góc và các tổ chức chính phủ khác cùng chọn Internet để tiến hành thực hiện “cách thức giám sát nhà nước chặt chẽ nhất” thì những người mang danh chỉ trích dường như lại may mắn hơn.

Assange cho biết, trước kia NSA cũng có chiến lược trong quan hệ công chúng hoạt động trên sự im lặng của báo đài. Tuy nhiên, theo ông dường như NSA không chuẩn bị về vụ việc cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ những nỗ lực giám sát khổng lồ của tổ chức này. “Lầu Năm Góc đã và luôn luôn có chiến lược phô trương quân sĩ một cách hùng hổ để cố gắng chứng minh uy thế của mình, nhưng NSA lại không làm như vậy”, Assange phát biểu. “Chúng tôi may mắn bởi vì chúng tôi đã kết thúc với một đối thủ mà chẳng có lấy chiến lược PR nào”.

Assange gợi mở thêm, vậy điều này có nghĩa là gì? Rằng trong khi NSA gần như chắc chắn không cắt giảm những hoạt động giám sát của mình thì tổ chức này lại càng rơi vào tầm chú ý hơn bao giờ hết dưới những chỉ trích đầy áp lực từ cả trong và ngoài nước. Và rằng, dù diễn biến có chậm lại thì đấy cũng là điều tốt mà thôi. Để an toàn, nhiều người trong số những phần tử cao giọng nhất lên tiếng về hành động theo dõi an ninh quốc gia đã phải chạy trốn khỏi sự truy tố. Assange là một ví dụ, ông ta buộc phải trú tại đại sứ quán Ecuador ở Luân đôn để tránh khỏi truy tố. Cũng trong hoàn cảnh tương tự, Snowden hiện đang bị trục xuất và tạm lánh ở Nga, còn có bốn người cũng dính vào bê bối chỉ trích là Glenn Greenwald, Jacob Applebaum, Sarah Harrison, và Laura Poitras hiện đang sống bên ngoài lãnh thổ Mỹ và Anh quốc. Greenwald lánh nạn tại Brazin trong khi Applebaum, Harison và Poitras hiện cùng trú tại Béc-lin.

Họ hầu như mất đi tự do cá nhân, hiện tại họ đã trở thành “một kiểu tị nạn chính trị mới” theo cách gọi của Assange.

Ngoài Assange, cả Snowden và Greenwald cũng dự định nói chuyện qua điện thoại với SXSW.

Đồng thời Assange chia sẻ thêm, dù vậy ông và những người khác, đặc biệt là những người đồng cảnh ngộ chạy trốn, đã có được tự do, điều mà chưa bao giờ họ có trước đây. Nhờ có internet, mỗi người đều có thể làm việc và lên tiếng phê bình các tổ chức như NSA hay những cơ quan nước ngoài tương tự khác. Còn đối với riêng hoàn cảnh của Assange, do ông được bảo vệ bên trong đại sứ quán nên đã tránh được tầm ngắm của cảnh sát Anh cũng như các thế lực đang cố bắt ông im lặng. Ông cho hay, “ở mức độ nào đó, đây là ước mơ của người tiết lộ an ninh quốc gia, được sống nơi không có bóng cảnh sát”.

Tiền không mua được quyền lực

Một điều khiến Assange nhiệt lòng muốn biết là những nỗ lực báo cáo của Greenwald và người đàn ông đứng đằng sau cơ quan phát ngôn của ông ta, The Intercept, Pierre Omidynar, người đồng sáng lập eBay.

Với số tài sản 8 tỉ đô la Mỹ, Assange khẳng định Omidynar có thể tự do làm gì mà ông ta muốn bao gồm cả việc tài trợ cho ấn phẩm như The Intercept. Và nếu ông ấy muốn có ảnh hưởng xã hội thì ông ấy phải tin tưởng một cách rõ ràng là phải chịu dưới sự khống chế phức hợp giữa Tình báo và quân đội, dù với tất cả số tiền đó… Omidynar ở đây mà không hề có tự do thậm chí đối với người sở hữu bên mình 8 tỉ đô đi chăng nữa”. Hơn nữa, chúng ta chẳng mấy khi thấy đơn vị doanh nghiệp mạnh mẽ hay nhà thầu quân sự nào lên tiếng cả.

Đó là vì “họ có thể làm việc bên trong hệ thống và làm việc trong một chừng mực về quyền lực”, nhưng đối với những doanh nghiệp thu thập vốn mà không thuộc một hệ thống công nghiệp nào của quân đội thì không thể làm được điều đó. Chỉ tiền bạc không, bạn chưa thể nắm quyền”.

Theo Assange, quyền lực đó là cần thiết nếu bạn muốn biết tương lai của xã hội. Trước kia, khi không có các tổ chức như WikiLeaks hay những người dám tiết lộ thông tin như Snowden, thì chúng ta thường ít khi biết đến về những hoạt động của các tổ chức tình báo quân đội. Chúng ta đang sống trong những giả thuyết viễn tưởng về cái mà ta nghĩ là thế giới. Vì vậy mà chúng ta đang sống trong một loại ảo giác. Cách mà các tổ chức nhân loại làm tất cả đều bị che phủ bởi một lớp sương mù và chúng ta thì đang lang thang trong đám sương mù ấy. Chúng ta nghĩ mình có thể nhìn thấy mặt đất nhưng sự thật thì không. Và hiện tại nhờ một phần trong những bí mật được hé lộ xuất hiện một cái gì đó rõ ràng trong đám sương mù ấy”.

Nguồn: news.cnet.com

0