Tự tạo Facade trong Laravel
Facades cung cấp cách gọi static cho các class được khai báo trong service container. Laravel Facade cho phép sử dụng cú pháp vừa ngắn gọn vừa dễ bảo trì hơn so với việc sử dụng các phương thức static truyền thống. Nếu bạn nào còn chưa hiểu rõ về Laravel Facade, thì có thể tìm hiểu qua bài viết ...
Facades cung cấp cách gọi static cho các class được khai báo trong service container. Laravel Facade cho phép sử dụng cú pháp vừa ngắn gọn vừa dễ bảo trì hơn so với việc sử dụng các phương thức static truyền thống. Nếu bạn nào còn chưa hiểu rõ về Laravel Facade, thì có thể tìm hiểu qua bài viết này để biết rõ hơn Facade là gì? Facade hoạt động thế nào? Chắc hẳn bạn nào code Laravel nhiều đã từng sử dụng những câu lệnh như này rồi: Auth::check();, Log::info("Hello");. Đó chính là Facade! Bạn có thấy việc gọi & sử dụng nó thật đơn giản như việc gọi 1 hàm static đúng không nào? Nhưng đó là việc bạn sử dụng lại Facade đã được tạo trong Laravel. Vậy, có khi nào bạn cần phải tự tạo Facade riêng cho dự án của mình thì sao? Hôm nay, mình sẽ giới thiệu làm thế nào để tự tạo Facade trong Laravel.
Sau đây là các bước để tạo Facade trong Laravel.
- Tạo PHP Class File.
- Bind class đó vào Service Provider.
- Đăng ký Service Provider vào providers trong file configapp.php.
- Tạo class extends từ lluminateSupportFacadesFacade.
- Đăng ký class ở bước 4 vào aliases trong file configapp.php.
Laravel có nhiều Facade. Sau đây là tài liệu tham khảo các Facade đã được xây dựng. Danh sách này được lấy từ trang document của Laravel 5.5.
- Tạo mới 1 service provider có tên DemoServiceProvider theo command dưới đây (tên các bạn có thể tự tạo):
php artisan make:provider DemoServiceProvider
Chạy command xong sẽ thấy kết quả success như này: 2. Tạo file Demo.php trong folder App/Demo. App/Demo/DemoFacade.php
<?php namespace AppDemo; class Demo { public function helloWorld() { echo "Hello World!"; } }
- Tạo Facade DemoFacade.php trong folder App/Demo/Facade App/Demo/Facade/Demo.php
<?php namespace AppDemoFacade; use IlluminateSupportFacadesFacade; class DemoFacade extends Facade { protected static function getFacadeAccessor() { return 'demo'; } }
- Thực hiện binding. Sửa file DemoServiceProvider đã tạo ở bước 1
<?php namespace AppProviders; use IlluminateSupportServiceProvider; use AppDemoDemo; class DemoServiceProvider extends ServiceProvider { /** * Bootstrap the application services. * * @return void */ public function boot() { // } /** * Register the application services. * * @return void */ public function register() { $this->app->singleton('demo', function () { return new Demo(); }); } }
- Thêm service provider trong file config/app.php.
providers
AppProvidersDemoServiceProvider::class
aliases
'Demo' => AppDemoFacadeDemoFacade::class
- Thêm routes: routes/web.php
Route::get('demo', 'DemoController@testFacade');
- Tạo file DemoController.php:
<?php namespace AppHttpControllers; use AppHttpControllersController; use Demo; class DemoController extends Controller { public function testFacade() { echo Demo::helloWorld(); } }
- Chạy đường dẫn http://domain.com/demo trên trình duyệt, ta sẽ có kết quả là dòng chữ "Hello World!": Như vậy Facade đã hoạt động thành công! Từ đây, để sử dụng Demo Facade, bạn chỉ cần viết các function mà mình cần vào file AppDemoDemo.php. Chúc các bạn thành công khi áp dụng vào dự án của mình!
https://laravel.com/docs/5.5/providers https://laravel.com/docs/5.5/facades https://viblo.asia/p/laravel-beauty-tim-hieu-ve-facade-znVGLYLbvZOe https://www.tutorialspoint.com/laravel/laravel_facades.htm