07/09/2018, 16:11

Tư Thế Của Người ĐI Học Và Cách Học Hiệu Quả

Một chủ đề thật sự vô cùng gần gũi và quen thuộc với mỗi chúng ta , Thật vậy , ai trong chúng ta đều phải trải qua quá trình học tập không ít thì nhiều , không trong trường học thì học ở trường đời . Đầu tiên tôi muốn trước khi chia sẻ một chút kinh nghiệm nhỏ bé về quá trình học của mình , ...

Một chủ đề thật sự vô cùng gần gũi và quen thuộc với mỗi chúng ta , Thật vậy , ai trong chúng ta đều phải trải qua quá trình học tập không ít thì nhiều , không trong trường học thì học ở trường đời .

buzanq.jpg

Đầu tiên tôi muốn trước khi chia sẻ một chút kinh nghiệm nhỏ bé về quá trình học của mình , tôi muốn chúng ta đứng cùng trên một hệ quy chiếu thì chúng ta mới dễ dàng hiểu nhau được . Có người đọc vì muốn tiếp thu thêm kiến thức. Có người đọc để đánh giá xem tôi là người như thế nào. Số khác lại có suy nghĩ đó là đọc lướt qua xong ra đọc cái khác . Lúc này mọi người đang nghĩ mình là thuộc nhóm nào đúng không . Chủ đề tôi đưa ra vô cùng rộng vậy nên tôi chỉ dám khoanh vùng trong lĩnh vực tôi đang học đó là công nghệ thông tin . Tôi có quan điểm học đó là "Muốn thành công thì phải gần những người thành công , muốn giỏi thì phải gần những người giỏi". Nó như kim chỉ nam cho tôi , dẫn dắt tôi trong nghề lập trình . Quả đúng như vậy , học cái nào thì phải hỏi kinh nghiệm người có thâm niên trong nghề đó , chứ tôi đang học lập trình lại đi hỏi người bán xôi sao? Tôi học có phương pháp đó là luôn đặt ra câu hỏi và di tìm lời giải bằng 5W (what , why , where , when ) và 1 H (How ).

36575239-5W-1H-Stock-Photo.jpg

Bên cạnh đó để tôi pháp triển trình độ nên cao tôi tuân theo phương pháp Shu - Ha - Ri , Shu (học thầy), Ha(theo thầy), Ri (Làm thầy)

Screen Shot 2016-10-11 at 23.57.09.png

Bản chất cuộc sống chúng ta luôn là đặt ra câu hỏi và đi tìm lời giải. Để có câu trả lời chính xác và nhanh nhất đó là phải đi hỏi người giỏi trong lĩnh vực đó, họ là những từ điển sống , google sống bên cạnh ta. Liên hệ bản thân tôi là lập trình viên, trong quá trình học tôi giải quyết vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, sau đó tôi hỏi người giỏi nhất đó là Apple (tôi là lập trình vien IOS ). Bởi vì tôi tin rằng , Apple là cha nó sinh ra Objective C và Swift thì nó sẽ hỗ trợ tốt nhất cho con nó. Nếu vẫn còn khúc mắc thì tôi hỏi người đi trước tôi, tôi tin rằng mình đi sau sẽ học được những thứ mà người đi trước mất rất nhiều thời gian và công sức mới có được. Có người nói tôi nếu thế mình bị phụ thuộc và không chắc. Tôi không phủ nhận ý kiến đó nhưng bạn ạ nếu tôi được sống 500 năm tôi sẽ học như bạn, muốn học nhanh thì phải biết đứng trên lưng người khổng lồ. Tiếp theo là Shu - Ha - Ri, học thầy là học theo khuân mẫu của thầy, chưa hiểu rõ chưa nên sáng tạo, theo thầy là gì, là thầy đi trước nên giúp ta trách những hố sâu ổ gà trên con đường học tập, và cuối cùng đó là làm thầy, khi hiểu được rồi phải giảng cho người khác hiểu mới là nên một tầm cao mới .

Scrum_From_Student_to_Master_-_Skip_Angel.docx_-_Google_Docs.png

Trong quá trình giảng cho người khác ta củng cố được kiến thức , bên cạnh đó rèn luyện kĩ năng mềm . Tiếp theo là tư thế của người đi học, đó là phải biết khiêm tốn học hỏi thì mới học được nhiều , Ông trời phú cho mỗi người một khả năng , người giỏi thì nhận thức nhanh, nhưng đó chính là nhược điểm . Khi họ cảm thấy họ giỏi , cái gì cũng học được, cái gì cũng biết rồi nhưng cuối cùng không biết cái gì. Học cái gì cũng muốn khó hơn đi, đơn giản quá, nhưng bản chất cái khó đều là từ đơn giản mà ra. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Ngay cả người dạy sẽ muốn những người muốn học như 1 tờ giấy trắng , chứ không phải những người kiêu ngạo, cái tôi quá cao. Uốn cây non dễ hơn cây già. Bởi thế người Nhật luôn dạy thế hệ sau phải biết cúi đầu 9 cung bậc , cuối cùng là cúi song song với mặt đất để chiến thắng cái tôi của chính mình trước đã.

1389.jpg

Đó mới là đỉnh cao , vì vậy khi đi học hãy mang tâm thái của kẻ đi học là khiến tốn học hỏi, biết rồi thì giả ngu cái này em chưa biết, dạy em đi , còn ai không biết gì thì không cần giả nữa vì có sẵn rồi. Cám ơn mọi người đã đọc bài viết .

0