Tuyển dụng IT: Chất lượng đổi nhân tài!
Có một câu nói vui rằng: “Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền bạc”. Câu nói này đặc biệt đúng với việc tuyển dụng trong ngành Công nghệ thông tin đầy cạnh tranh. Mắc sai lầm khi tuyển dụng luôn luôn làm cho bạn tốn kém về thời gian, công sức đào tạo, và tiền bạc. 5 ...
Có một câu nói vui rằng: “Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền bạc”. Câu nói này đặc biệt đúng với việc tuyển dụng trong ngành Công nghệ thông tin đầy cạnh tranh. Mắc sai lầm khi tuyển dụng luôn luôn làm cho bạn tốn kém về thời gian, công sức đào tạo, và tiền bạc. 5 giải pháp sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra “chiến binh” thực thụ cho đội ngũ của mình.
1. Đảm bảo bạn có một bản mô tả công việc cực chất
Hãy nghĩ đến tất cả những gì mà bạn cần người ứng tuyển phải làm được, và cố vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về công việc trong bản mô tả công việc. Đây là công việc full-time hay part-time? Công việc thoả sức sáng tạo hay phải làm theo chỉ đạo của sếp? Vị trí đang tuyển có yêu cầu khả năng làm việc nhóm cao? Chi tiết về năng lực kỹ thuật chuyên môn như thế nào, hay yêu cầu đặc biệt gì về ngoại ngữ?
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm tuyển dụng, bạn nên tham khảo những công việc tương tự đang được đăng tuyển từ những công ty khác trong ngành và từ đó hoàn thiện bản mô tả công việc của riêng công ty mình. Trong trường hợp bạn muốn giữ bí mật vài chi tiết công việc, bạn vẫn nên thể hiện ra tinh thần công việc của vị trí bạn đăng tuyển để thu hút ứng viên tiềm năng cũng như sàng lọc ban đầu ai là người thật sự phù hợp với công việc và ai là hững người chỉ muốn làm công việc này.
Nếu bạn không tuyển dụng bây giờ nhưng có nhu cầu đó trong tương lai, đừng quên thường xuyên để mắt tới những tin đăng việc từ công ty khác trong ngành của bạn. Điều này sẽ cho bạn một ý niệm về những kĩ năng nào của người ứng tuyển mà công ty bạn sẽ cần, những vị trí nào các công ty khác đang xây dựng và làm thế nào để trau dồi một bản đăng việc hoàn hảo để khi thời điểm tới, bạn sẽ thuê được một ngôi sao thực thụ.
2. Đừng bao giờ nói từ “có thể” khi chọn lọc các ứng cử viên.
Có rất nhiều nhân tài những bạn lại có quá ít thời gian để phỏng vấn. Làm thế nào để thu gọn bản danh sách ứng viên?
Hãy đọc lại bản mô tả công việc của bạn trước khi rà soát các đơn ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn hình dung lại được kĩ năng nào thật sự cần thiết để làm công việc và kĩ năng nào thì “có thì tốt”. Bất cứ ai có bản tóm tắt kĩ năng và thư ngỏ mà không bao gồm kĩ năng cần phải có ở trong đó thì bạn không nên phỏng vấn. Điều này có vẻ hơi tàn nhẫn nhưng là cần thiết để đảm bảo rằng người ứng viên mà bạn tốn thời gian đi tuyển sẽ phù hợp với vị trí xét tuyển và bạn sẽ chỉ tốn thời gian làm việc đó một lần thôi.
Nếu bạn không có một ứng viên nào đáp ứng những điều phải có của công việc thì sao? Đừng quá lo lắng, ngành Công nghệ thông tin luôn có tính kết nối rất cao. Hãy thử tìm một người bạn cùng làm trong ngành, nhờ họ đọc qua bài đăng việc của bạn để chắc rằng bạn hiểu rõ bạn đang đưa ra những yêu cầu gì vì bạn luôn có thể sửa lại yêu cầu đó và mời ứng viên mới tới bàn phỏng vấn.
3. Luôn phỏng vấn
Đây chắc chắn là một bước sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, thậm chí dù bạn có thuê một nhân viên part-time hay nhận người vào làm công việc tạm thời thì cũng đừng bỏ qua điều này. Bất kể bạn trao đổi với họ qua email hay skype hay gọi điện thoại để trao đổi, dành thời gian để kết nối với ứng viên có thể giúp bạn ý thức tốt hơn về người mà bạn sẽ làm việc cùng. Dùng cơ hội đó để hỏi họ về quá trình làm việc trước đây của họ, đào sâu vào chi tiết yêu cầu công việc của bạn và hỏi ứng viên về việc liệu họ có tiện để làm công việc của bạn. Nếu bạn chấm một ứng viên 10 điểm cho hồ sơ của anh ta nhưng khi phỏng vấn bạn lại không quá ấn tượng với anh ta? Hãy tin vào trực giác của bạn.
4. Phép thử những ứng viên cuối cùng
Bây giờ bạn đã có một số lượng ứng viên chất lượng rồi nhưng không biết nên chọn ai? Hãy sử dụng một bài kiểm tra với họ. Mặc dù bạn thuê nhân viên full-time hay part-time hay chỉ thuê nhân viên làm một công việc phát sinh tạm thời thì một điều có thể giúp cho cả bạn và người ứng tuyển chính là xây dựng thành công một mối quan quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Đảm bảo rằng bạn đồng ý với những điều khoản – điều khoản hết thời han làm việc, mức chiết khấu, các dự án, v..v. rồi cho mỗi ứng viên một dự án mô phỏng những hoạt động lớn của công ty mà nhân viên ở vị trí cần tuyển phải làm. Chi tiết hơn, bạn không yêu cầu họ làm không công, mà bạn sẽ thuê họ làm một dự án tạm thời để làm công việc mô phỏng đó trước. Hãy tạo ra một công việc mô phỏng thật phù hợp, và yêu cầu ứng viên phải hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, sau đó bạn sẽ đánh giá những nỗ lực của họ để đưa ra quyết định.
5. Đánh giá buổi phỏng vấn
Khi đánh giá một buổi phỏng vấn, bạn hãy đánh giá trên cả hai phương diện: về phía ứng viên và về phía bạn (nhà tuyển dụng). Hãy đối mặt với điều này, nếu bạn chưa bao giờ tuyển nhân viên cho vị trí này trước đây, nhiều khả năng bạn sẽ không làm hoàn hảo ngay lần đầu. Dành một chút thời gian để nhìn lại quá trình tuyển dụng của bạn.
Liệu phần đăng tuyển và giới thiệu công việc đã có đầy đủ các yêu cầu? Bạn có hỏi những câu hỏi cần thiết trong phạm vi công việc đó yêu cầu không? Những chủ đề và kĩ năng ứng viên nhắc tới trong cuộc phỏng vấn không phải là những gì bạn dự tính là công việc sẽ cần tới? Bạn đã tạo được không khí đủ tốt để ứng viên bộc lộ được tiềm năng bản thân?
Một nhà tuyển dụng chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng của ông:
“Lần đầu tiên tôi tuyển một nhân viên cho một dự án kĩ thuật, tôi đã nhờ một người bạn trong ngành này làm giúp phần mô tả công việc, tuy nhiên bản mô tả đó vẫn cần phải nâng cấp sau khi tôi phỏng vấn các ứng viên qua vòng đầu tiên. Tôi nhận ra rằng mình đã yêu cầu quá cao về các kĩ năng các ứng viên phải có. Tôi đã phải viết lại bản mô tả công việc, sau đó là phỏng vấn vòng 2 với các ứng viên mới, việc đó rất mệt mỏi, nhưng làm điều đó giúp tôi tránh được việc tuyển dụng những ứng viên không phù hợp và sau cùng điều đó giúp tôi tiết kiệm tiền và thời gian – cũng đáng để làm.”