Vai trò của QA - Thực sự là gì?
Tôi đã nhiều lần được chứng kiến, ở các công ty phát triển phần mềm bằng phương pháp agile, họ xem vai trò của QA trong đội dự án căn bản giống như là một tester trong mô hình waterfall, chỉ tham gia vào việc kiểm tra tự động. Bài viết này tôi hướng tới những ai đang thực hiện tất cả các kiểm thử ...
Tôi đã nhiều lần được chứng kiến, ở các công ty phát triển phần mềm bằng phương pháp agile, họ xem vai trò của QA trong đội dự án căn bản giống như là một tester trong mô hình waterfall, chỉ tham gia vào việc kiểm tra tự động.
Bài viết này tôi hướng tới những ai đang thực hiện tất cả các kiểm thử một cách thủ công đối với một sản phẩm được yêu cầu trong đội dự án, và cả những người tiếp xúc với mã kiểm tra (nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và được giải thích đầy đủ ở đây).
Theo quan điểm của tôi thì điều này không làm ảnh hưởng về cả chiều rộng và chiều sâu của cách nhìn đối với vai trò của QA. Tôi thường dành một khoản thời gian hợp lý để giải thích với khách hàng về tất cả các khía cạnh, vai trò của các role và giá trị mà role mang lại cho đội dự án và cho sản phẩm. Đã làm việc này nhiều lần, tôi thấy có rất nhiều lợi ích khi tạo ra một bức tranh trực quan để thảo luận về vấn đề này. Nó được hiển thị dưới đây, kèm theo mô tả cho mỗi phần.
1. TIÊU ĐỀ
Câu nói ở trên cùng và dưới cùng là tổng thể những gì mà QA mang lại cho dự án, chính là tư duy “Chúng ta đang xây dựng một sản phẩm chính xác? Và nếu có thể sẽ là, chúng ta đang xây dựng nó một cách chính xác?”. Một người trong vai trò này là người luôn đặt câu hỏi về tất cả các phần của quá trình để đảm bảo rằng đội dự án đang sản xuất ra sản phẩm đúng như mong muốn.
Sở thích cá nhân của tôi là không sử dụng từ "Chất lượng" ở đây và thay vào đó sử dụng từ "Chính xác ". Bằng cách sử dụng từ "chính xác", nó làm cho tôi có một ý tưởng tốt hơn về những gì cần tập trung vào.
Một ví dụ là, nếu giao diện của một ứng dụng trung tâm cuộc gọi trông rất khủng khiếp về mặt thẩm mĩ - lược đồ màu làm cho khó phân biệt ranh giới, thiếu các luồng tuần tự, số lượng lớn việc nhấp chuột và cuộn cần thiết vv.. Tuy nhiên nó lại hoàn hảo cho người dùng chuyển hướng và trong trường hợp này, nó là cách duy nhất mà khách hàng có thể thao tác, vì thế là sản phẩm đúng đối với khách hàng. Sử dụng từ “Chất lượng” có nghĩa là nhiều thứ cho nhiều người – Sử dụng “Chính xác” sẽ giảm thiểu sự mơ hồ giữa nhiều lựa chọn và ý kiến trong đội dự án.
2. NGUYÊN TẮC
Hình ảnh ở phía trên bên trái là để giúp thảo luận về chiến lược và xây dựng các khuôn khổ thử nghiệm duy trì được. Cách thể hiện của nguyên tắc này là thước đo kim tự tháp.
Hình ảnh trên cùng bên phải thể hiện những gì QA liên tục suy nghĩ và thảo luận với đội dự án, theo từng story. Nó không phản ánh rằng họ đang tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động.
3. THỰC TIỄN
Hình ảnh ở giữa thể hiện vòng đời của một story từ quan điểm của QA và từng điểm tiếp xúc mà họ sẽ tham gia. So sánh các điểm tiếp xúc này trong suốt vòng đời của một story với những câu hỏi của một “walterfall tester tham gia vào kiếm thử tự động” làm nổi bật phạm vi bổ sung về vai trò của QA. Thay vì nó là một đánh giá, phê bình về những gì được xây dựng, vai trò này bao gồm việc tìm kiếm những gì xảy ra và đảm bảo các ý tưởng và mô tả là đầy đủ.
4. MÔI TRƯỜNG
Hình ảnh ở phía dưới bên trái là để giải thích việc, từ quan điểm về môi trường, các hoạt động này sẽ làm giảm rủi ro và giúp đội dự án tự tin rằng họ đang xây dựng đúng sản phẩm. Mỗi môi trường cung cấp một nền tảng riêng biệt, và các xác nhận được tạo ra cũng là duy nhất đối với mỗi môi trường khác nhau, cung cấp một lợi ích khác nhau nhưng đều tập trung vào sản phẩm.
5. ĐỘ RỘNG VÀ CHIỀU SÂU CỦA VAI TRÒ
Hình ảnh ở dưới cùng bên phải là để giúp giải thích rằng không có QA nào là hoàn toàn giống nhau. Một số người trong vai trò này có hiểu biết sâu sắc về vai trò Quản lý Iteration và có thể tham gia vào vai trò đó nếu cần. Một số có thể làm việc như một BA mà không cần đào tạo thêm nữa, một số có thể đảm nhận vai trò của UX và một số vai trò của nhà phát triển. Mọi người đều có một sự pha trộn độc đáo của tất cả những khả năng này.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng, một QA cần có một sự hiểu biết cơ bản về từng vai trò trong nhóm, như là một "nhà tổng hợp thương mại". Họ đòi hỏi sự hiểu biết rộng rãi về vai trò để có thể hiểu được các dự án và sản phẩm của họ đang tiến triển như thế nào, và kết quả là cung cấp phản hồi để các sản phẩm hoặc quy trình có thể được cải thiện. Và trên hết là, thông báo cho team về việc liệu sản phẩm đang được phát triển có phải là những gì khách hàng muốn.
Tôi hy vọng sơ đồ này tóm gọn được bản chất của những gì mà bạn tin rằng vai trò QA có thể hoàn thành một cách tốt nhất và hỗ trợ được trong bất kỳ cuộc thảo luận nào có liên quan về chủ đề này.
Nguồn: https://www.thoughtworks.com/insights/blog/qa-role-what-it-really