Validate form bằng PHP
DEMO ...
Ngoài validate form bằng Javascript ra thì chúng ta nên sử dụng PHP để validate nữa bởi chỉ validate bằng Javascript thôi thì chưa đủ độ bảo mật. Nếu người dùng cố tình tắt Javascript thì họ hoàn toàn có thể lách qua được lớp bảo vệ đó của website, nên trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách validate form bằng PHP trước khi lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.
1. Sưu tầm các hàm validate trong PHP
Trước khi vào bài thì mình muốn các bạn hãy sưu tầm các hàm kiểm tra dữ liệu vào một file nhé. Ở đây mình có sưu tầm một hàm, bạn có thể tham khảo và sử dụng cho dự án của mình.
Bạn tạo file validate.php với nội dung như sau:
// Kiểm tra định dạng email function is_email($str) { return (!preg_match("/^([a-z0-9+_-]+)(.[a-z0-9+_-]+)*@([a-z0-9-]+.)+[a-z]{2,6}$/ix", $str)) ? FALSE : TRUE; }
Sau này bạn nên tự mình sưu tầm nhiều hàm hơn nữa nhé.
2. Validate form bằng PHP
Để validate form bằng PHP thì chúng ta phải thông qua hai công đoạn, công đoạn thứ nhất là lấy dữ liệu và kiểm tra dữ liệu, công đoạn thứ hai là hiển thị thông báo lỗi và hiển thị dữ liệu mà người dùng đã nhập để họ khỏi mất công nhập lại.
Mình sẽ làm một ví dụ là form liên hệ nhé các bạn. Bạn hãy tạo file contact.php và nhập nội dung HTML sau:
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Freetuts.net - Form liên hệ</title> <meta charset="UTF-8"> <meta name="viewport" content="awidth=device-awidth, initial-scale=1.0"> </head> <body> <?php // Code PHP xử lý validate if (!empty($_POST['contact_action'])) { } ?> <h1>code24h.com - contact form</h1> <form method="post" action="contact.php"> <table cellspacing="0" cellpadding="5"> <tr> <td>Tên của bạn</td> <td><input type="text" name="fullname" id="fullname" value=""/></td> </tr> <tr> <td>Email của bạn</td> <td><input type="text" name="email" id="email" value=""/></td> </tr> <tr> <td>Nội dung liên hệ</td> <td><textarea id="content" name="content"></textarea></td> </tr> <tr> <td></td> <td><input type="submit" name="contact_action" value="Gửi liên hệ"/></td> </tr> </table> </form> </body> </html>
Giao diện chạy lên sẽ như sau:
Bây giờ mình sẽ thực hiện hai công đoạn trên nhé.
Công đoạn 1: Kiểm tra dữ liệu
Thứ nhất mình sẽ code PHP validate trong đoạn code <?php ?>, thứ hai mình không lưu vào database mà sẽ comment vị trí sẽ code để lưu cho các bạn hiểu thôi nhé.
<?php // Code PHP xử lý validate $error = array(); $data = array(); if (!empty($_POST['contact_action'])) { // Lấy dữ liệu $data['fullname'] = isset($_POST['fullname']) ? $_POST['fullname'] : '; $data['email'] = isset($_POST['email']) ? $_POST['email'] : '; $data['content'] = isset($_POST['content']) ? $_POST['content'] : '; // Kiểm tra định dạng dữ liệu require('./validate.php'); if (empty($data['fullname'])){ $error['fullname'] = 'Bạn chưa nhập tên'; } if (empty($data['email'])){ $error['email'] = 'Bạn chưa email'; } else if (!is_email($data['email'])){ $error['email'] = 'Email không đúng định dạng'; } if (empty($data['content'])){ $error['content'] = 'Bạn chưa nhập nội dung'; } // Lưu dữ liệu if (!$error){ echo 'Dữ liệu có thể lưu trữ'; // Code lưu dữ liệu tại đây // ... } else{ echo 'Dữ liệu bị lỗi, không thể lưu trữ'; } } ?>
Công đoạn 2: Hiên thị lỗi và dữ liệu
Chúng ta có hai biến cục bộ đó là biến $data và $error, dựa vào hai biến này chúng ta show thông tin ra như sau:
<form method="post" action="contact.php"> <table cellspacing="0" cellpadding="5"> <tr> <td>Tên của bạn</td> <td> <input type="text" name="fullname" id="fullname" value="<?php echo isset($data['fullname']) ? $data['fullname'] : '; ?>"/> <?php echo isset($error['fullname']) ? $error['fullname'] : '; ?> </td> </tr> <tr> <td>Email của bạn</td> <td> <input type="text" name="email" id="email" value="<?php echo isset($data['email']) ? $data['email'] : '; ?>"/> <?php echo isset($error['email']) ? $error['email'] : '; ?> </td> </tr> <tr> <td>Nội dung liên hệ</td> <td> <textarea id="content" name="content"><?php echo isset($data['content']) ? $data['content'] : '; ?></textarea> <?php echo isset($error['content']) ? $error['content'] : '; ?> </td> </tr> <tr> <td></td> <td><input type="submit" name="contact_action" value="Gửi liên hệ"/></td> </tr> </table> </form>
Và đây là toàn bộ nội dung của file contact.php.
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Freetuts.net - Form liên hệ</title> <meta charset="UTF-8"> <meta name="viewport" content="awidth=device-awidth, initial-scale=1.0"> </head> <body> <?php // Code PHP xử lý validate $error = array(); $data = array(); if (!empty($_POST['contact_action'])) { // Lấy dữ liệu $data['fullname'] = isset($_POST['fullname']) ? $_POST['fullname'] : '; $data['email'] = isset($_POST['email']) ? $_POST['email'] : '; $data['content'] = isset($_POST['content']) ? $_POST['content'] : '; // Kiểm tra định dạng dữ liệu require('./validate.php'); if (empty($data['fullname'])){ $error['fullname'] = 'Bạn chưa nhập tên'; } if (empty($data['email'])){ $error['email'] = 'Bạn chưa email'; } else if (!is_email($data['email'])){ $error['email'] = 'Email không đúng định dạng'; } if (empty($data['content'])){ $error['content'] = 'Bạn chưa nhập nội dung'; } // Lưu dữ liệu if (!$error){ echo 'Dữ liệu có thể lưu trữ'; // Code lưu dữ liệu tại đây // ... } else{ echo 'Dữ liệu bị lỗi, không thể lưu trữ'; } } ?> <h1>code24h.com - contact form</h1> <form method="post" action="contact.php"> <table cellspacing="0" cellpadding="5"> <tr> <td>Tên của bạn</td> <td> <input type="text" name="fullname" id="fullname" value="<?php echo isset($data['fullname']) ? $data['fullname'] : '; ?>"/> <?php echo isset($error['fullname']) ? $error['fullname'] : '; ?> </td> </tr> <tr> <td>Email của bạn</td> <td> <input type="text" name="email" id="email" value="<?php echo isset($data['email']) ? $data['email'] : '; ?>"/> <?php echo isset($error['email']) ? $error['email'] : '; ?> </td> </tr> <tr> <td>Nội dung liên hệ</td> <td> <textarea id="content" name="content"><?php echo isset($data['content']) ? $data['content'] : '; ?></textarea> <?php echo isset($error['content']) ? $error['content'] : '; ?> </td> </tr> <tr> <td></td> <td><input type="submit" name="contact_action" value="Gửi liên hệ"/></td> </tr> </table> </form> </body> </html>
Chạy lên nếu bạn nhập dữ liệu bị lỗi thì sẽ như hình sau:
Thật tuyệt vời =))
3. Lời kết
Vậy là mình đã giới thiệu xong cách sử dụng PHP để validate dữ liệu của form, hy vọng bài này sẽ giúp hữu ích với các bạn. Bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách kết hợp validate cả Javascript lẫn PHP để giúp website bảo mật hơn.
-------------------#####-------------------
Tải bài học định dạng PDF
Khóa học nên xem
- 20: Học lập trình Angular js/MySQL/PHP
- Xây dựng website hoàn chỉnh với Laravel PHP Framework
- Lập trình FULLSTACK với ANGULAR - PHP - MYSQL
- Lập trình Fullstack với Angular - PHP - MySQL
- Lập trình hướng đối tượng từ cơ bản đến nâng cao trong PHP
Nguồn: code24h.com