02/09/2018, 22:08

Vì sao lương cao, đãi ngộ tốt vẫn khó tuyển lập trình viên?

Đừng để khi thiếu người mới lo đi tìm người Từ trước đến nay, nhu cầu ngành công nghệ thông tin (CNTT) chưa bao giờ hết “nóng”. Theo nhận định từ các chuyên gia và một báo cáo gần đây của chuyên trang tuyển dụng lập trình viên TopDev.vn cho biết, với tốc độ tăng trưởng ...

Đừng để khi thiếu người mới lo đi tìm người

Từ trước đến nay, nhu cầu ngành công nghệ thông tin (CNTT) chưa bao giờ hết “nóng”. Theo nhận định từ các chuyên gia và một báo cáo gần đây của chuyên trang tuyển dụng lập trình viên TopDev.vn cho biết, với tốc độ tăng trưởng thị trường như hiện nay, dự báo đến cuối năm 2021, Việt Nam cần khoảng 300,000 – 350,000 nhân lực. (Tham khảo thêm về báo cáo trên VNE, ICTNews, Techsignin…)

Đáng tiếc rằng, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có khoảng 200,000 nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu công việc. Cũng chính vì vậy làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các nhà tuyển dụng. Giờ đây, câu chuyện dùng mức lương hay các mức đãi ngộ hấp dẫn để “câu người” dường như đã cũ và lỗi thời.

Trước tình trạng, thiếu hụt nguồn lực hiện tại của toàn thị trường nói chung và của ngành CNTT nói riêng, việc tuyển dụng cần phải được thay đổi theo chiến lược bài bản và hoạch định hướng đi lâu dài. Việc đăng tin tuyển dụng ồ ạt với mức lương rất cao trên các kênh khi cần, rồi lại đột ngột im ắng nguội lạnh khi đã tuyển được người dường như đã không còn được đánh giá cao nữa, thậm chí nó dần trở thành điều kiêng kỵ nếu muốn tuyển dụng lâu dài và hiệu quả.

Tuyển dụng thông minh phải biết làm thương hiệu

Đối với các ứng viên có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên (senior), họ đã khá hiểu thị trường đang có những công ty IT lớn nào. Vì vậy, những cách làm cũ như ngày hội tuyển dụng, hay đăng tin tuyển dụng tràn ngập khắp các trang tin dường như cũng không còn tác dụng nữa. Đối với các ứng viên là sinh viên hoặc mới ra trường (fresher), việc tiếp cận bằng học bổng hoặc các chương trình tương tự, vốn nhiều doanh nghiệp khác cũng đang có, cũng chỉ mang tính chất tạm thời và khó gây được ấn tượng sâu sắc khi những ứng viên này chuyển sang cấp senior.

Trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây, từ khoá EB (hay còn gọi là Employer Branding) đang được nhắc tới thường xuyên hơn tại tất cả các công ty từ lớn đến nhỏ. Hoạt động EB của các công IT bắt đầu nhen nhóm và đã có một số doanh nghiệp sau thời gian dài đầu tư đã bắt đầu cho quả ngọt với việc cứ đăng tin tuyển dụng là hồ sơ về ào ạt. Vậy Employer Branding là gì và làm thế nào cho đúng?

Ba giải pháp vàng cho Employer Branding

Để chiến dịch EB hiệu quả, cần hiểu đúng thì mới làm hay được. Trước hết, EB cần được hiểu như là một hoạt động dài hạn, có tầm nhìn ít nhất 6 tháng và cần làm liên tục đều đặn, thay vì những bản tin tuyển dụng nhàm chán, sau đây sẽ là ba gợi ý làm EB hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn:

1. Thiết lập một thương hiệu EB để tích lũy: Đừng hiểu nhầm với thương hiệu sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, thương hiệu EB là tên gọi ngắn gọn dễ nhớ cho riêng mảng tech. Ví dụ như Google có Developer Group(GDG), Facebook có Dev Circle(DevC), hay như trong nước có Topica AI Labs, Innovatube Frontier Labs, Shinhan Future’s Lab, Lazada Tech Hub…Mọi hoạt động EB của bạn đều sẽ được tích lũy dần vào đây, vừa tránh ảnh hưởng(tốt hoặc xấu) đến brand chính khi làm branding, vừa gây chú ý đến cộng đồng developer tốt hơn.

Những thương hiệu sự kiện uy tín luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng, có thể kể đến Vietnam Mobile Day và Vietnam Web Summit.

2. Thiết lập văn hóa chia sẻ cho đội ngũ tech: Ngành IT với đặc thù thay đổi khá nhanh, cứ 3 đến 6 tháng lại có một công nghệ mới ra đời, đòi hỏi developer cũng phải luôn phải học hỏi cập nhật công nghệ mới và quan tâm đến lộ trình phát triển công nghệ của mình. Các câu hỏi của họ thường xuyên là “Công ty này có stack phù hợp với mình hay không?”, “Đội ngũ tech có cởi mở với các công nghệ mới không?”, “Mình sẽ phát triển được gì sau khi làm với họ một thời gian?”…

Bạn cũng đừng nhầm tưởng rằng họ sẽ tin vào những gì bạn viết trong phần mô tả công việc khi đăng tuyển trên các trang tìm việc, và thậm chí, các bản tin đăng tuyển này chỉ tiếp cận đến được những ứng viên chủ động đi tìm việc(do bị sa thải, chán việc, mất phương hướng…)

Vậy giải pháp nào cho các ứng viên tốt, tiềm năng và không chủ động tìm việc(Vì đang có việc tốt) ngoài kia?

Cử người làm diễn giả ở các meetup, viết blog chia sẻ kiến thức đều đặn, tổ chức hackathon/cuộc thi/giải thưởng, tham gia tech event, tham gia phỏng vấn của các trang tin công nghệ…là những hoạt động rất tốt giải đáp các câu hỏi này của ứng viên tiềm năng.

Tham gia tại các sự kiện lớn của cộng đồng Tech là một trong những cách hiệu quả nhất để làm làm thương hiệu tuyển dụng.

Hãy luôn làm đều đặn, ít nhất mỗi tháng có 1 hoạt động dù lớn hay nhỏ, để khi họ phát sinh nhu cầu chuyển việc, công ty của bạn là một trong những lựa chọn đầu tiên, thậm chí chưa cần đến các tin đăng tuyển dụng!

Nó còn cho thấy văn hóa chia sẻ, cởi mở, cầu thị của doanh nghiệp, khiến các ứng viên mạnh dạn hơn khi quyết định nộp đơn.

3. Tập trung vào các ngách trọng điểm: Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng, có doanh nghiệp làm outsourcing, làm saas, làm về AI, bigdata, blockchain…Hãy tập trung vào các ngách khó tuyển nhất trong kiến trúc công nghệ của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn làm Saas về thương mại điện tử với giao diện web bằng PHP nhưng có ứng dụng AI/Machine Learning/Bigdata để tăng trải nghiệm, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi…Hãy tập trung làm EB về ngách AI/ML này. Khi bạn làm tốt, tự khắc các ứng viên về web cũng sẽ biết đến bạn.

Nếu có điều kiện, bạn nên làm việc với dịch vụ EB chuyên nghiệp(Như TopDev hiện đang làm với nhiều công ty IT hàng đầu VN), ngoài việc phân phối nội dung blog, phỏng vấn đến rộng rãi cộng đồng developer qua email marketing, mạng xã hội, trang tin công nghệ…họ còn giúp bạn tìm những diễn giả chất lượng đến từ bên ngoài doanh nghiệp và đảm bảo sự kiện của bạn được đông đảo developer tham dự.

TopDev

0