30/08/2018, 23:43

Vì sao Munich lại chuyển từ Linux sang Window

Sau hơn 14 năm với vai trò như một open-source pioneer, Munich sẽ quay về với hệ điều hành Windows. Khi mới nhìn lướt qua, có vẻ như đây là một quyết định gây khó hiểu khi Linux vốn được biết tới với khả năng cung cấp cho ta sự tự do hơn hẳn Windows. Thế nhưng, thế giới ngày ...

Sau hơn 14 năm với vai trò như một open-source pioneer, Munich sẽ quay về với hệ điều hành Windows.

Khi mới nhìn lướt qua, có vẻ như đây là một quyết định gây khó hiểu khi Linux vốn được biết tới với khả năng cung cấp cho ta sự tự do hơn hẳn  Windows. Thế nhưng, thế giới ngày nay đã khác đi rất nhiều so với thời điểm 2003, khi mà Munich quyết định bước chân vào Linux, với sự đột phá từ các ứng dụng từ open-source software sau ngần ấy năm.

Ngày nay, smartphone OS nổi tiếng nhất thế giới được viết trên Linux, tương tự vậy với phần lớn các servers trên thế giới. Không chỉ thế, Ubuntu Linux cũng là OS được dùng nhiều nhất trên AWS, một Cloud platform rất thông dụng. Hơn nữa, các sản phẩm của mobile luôn đắt hàng trong khi các sản phẩm của PC bắt đầu sụt giảm thị phần của mình.

Dù vậy, open-source software còn phải mất một thời gian dài nữa thì mới làm sứt mẻ được phần nào thị trường desktop OS. Mặt khác, ngày càng có nhiều công ty cũng bắt đầu chuyển qua sử dụng free software.

Gần đây nhất, bộ phận lính gác ở Pháp đã cho đổi hệ điều hành của hơn 70,000 PC qua dùng Gendbuntu, một custom version của OS Ubuntu. Cũng trong nước Pháp, 15 bộ nội các đã chuyển qua dùng LibreOffice, trong khi bộ trưởng Quốc phòng của Ý cũng lên kế hoạch đổi hơn 100,000 desktops từ Microsoft Office qua LibreOffice trước 2020 và chuyển từ Office to LibreOffice của 25,000 PCs tại các bệnh viện ở Copenhagen.

Matthias Kirschner, president của Free Software Foundation Europe (FSFE), list này sẽ còn tiếp tục gia tăng với nhiều bộ phận hành chính đổi qua dùng free software.

Điều gì đã thay đổi Munich?

Để xác định được điều gì khiến cho LiMux project bị hủy là điều không dễ. Năm ngoái, công ty tư vấn Accenture đã nêu ra những vấn đề liên quan tới IT và hội đồng, đặc biệt là việc mất quá nhiều thời gian để update software, dẫn tới hiện tượng “nút thắt cổ chai”, gây chán nản và phung phí thời gian.

Tuy vậy, cả LiMux và LibreOffice đều không bị cho là nguyên nhân. Thay vào đó, cách thức quản lí IT tại Munich, chính là nguyên nhân dẫn tới sự chia rẽ của hơn 20 tổ chức khác nhau. Việc máy móc Windows, sử dụng bởi hội đồng, cũng trở nên già cỗi khi không được update thường xuyên, và là hệ quả từ việc quản lí không nhất quán các ban ngành khác nhau.

FSFE’s Kirschner cho rằng sẽ là không công bằng khi đổ lỗi cho open-source software khi mà chính thiếu sót về tổ chức tại Munich mới là nguyên nhân thật sự.

“Nếu có một lỗi tồn đọng trong suốt nhiều năm mà bạn đã có cách fix nhưng một số bộ phận lại gây cản trở thì đó không phải là lỗi của software mà là của con người.” – ông nói.

Việc thiếu tập trung và phân mảng trong quản lí IT của Munich được cho là dẫn đến việc đưa ra quyết định quay về windows với sự cải tổ trong tổ chức.

Chưa biết nguyên nhân là từ đâu, theo cuộc khảo sát 2015, những phần mềm lỗi đã gây gián đoạn công việc của nhân viên với 85% cho biết vấn đề software khiến công việc họ bị cản trở ít nhất 1 lần/tháng trong khi 55% thì đổ lỗi cho hardware. Khá thú vị là những vấn đề này thường xuất phát từ Windows system mà LiMux đã thay thế.

Feedback từ các ban ngành cũng có nhiều ý kiến trái chiều, human resources department (POR) cho rằng việc dùng open-source software như LiMux và OpenOffice, sau này là LibreOffice, đã khiến cho hiệu quả công việc bị giảm đi rõ rệt với sự xuất hiện thường xuyên của crashes, lỗi in và hiển thị.

Ngoài ra sự không tương thích của các hệ thống được dùng giữa các ban ngành khác nhau cũng tạo nên vấn đề không nhỏ.

Tuy vậy, hội đồng cho biết rằng lí do quay về với Windows lại không có liên quan tới những vấn đề kĩ thuật. Một nguồn tin quen biết từ Munich cho biết rằng báo chí đã thổi phồng mọi chuyện và vấn đề không hề nghiêm trọng đến vậy và hãng cũng đã có giải pháp thích hợp.

“Theo quan điểm của chúng tôi, vụ việc lần này hoàn toàn đã bị làm quá lên. Chúng tôi nhận thức rõ việc có nhiều app đặc biệt được làm cho Windows, nhưng chúng tôi có thể tích hợp chúng nhờ vào WINE hoặc app có thể chạy tại một terminal server.” – công ty cho biết.

Dù vậy, Munich vẫn giữ một số nhỏ các máy Windows để chạy những software không tương thích với LiMux. Trong 2016, có khoảng 20,000 Linux PC được sử dụng bởi nhân viên so với 4,163 window PC. Kể từ đó, số lượng của cả hai đều tăng, vài chuyên gia LiMux cho rằng Windows PC đã tăng hơn 40%. Thế nhưng hội đồng cho rằng việc chạy song song hai OS system hoàn toàn không tốt trong thời gian dài, dù rằng cả hai đều đã cùng tồn tại từ rất lâu ở Munich.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao Munich lại chuyển từ open-source office suite LibreOffice qua Microsoft Office, khi mà những thông tin từ trước nay đều đi ngược lại với quyết định này.

Nhiều người cho rằng LibreOffice phát sinh vấn đề cho các nhân viên bên hội đồng, khiến cho việc chia sẻ dữ liệu với các tổ chức sử dụng Microsoft Office trở nên khó khăn.

Tuy vậy, một thành viên trong hội đồng ngay lập tức bác bỏ tin đồn này và cho rằng mọi vấn đề đều bị thổi phồng lên. Và vấn đề không tương thích do sử dụng LibreOffice là không đáng kể. Hiện hội đồng của Munich đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng Microsoft Office 2016 6,000 users, để đánh giá xem liệu nó có phù hợp để thay thế hơn 12,000 LibreOffice templates và macros không.

Sự thay đổi lớn nhất của LiMux project kể từ năm 2003 luôn là tình hình chính trị, với bên CSU, vốn luôn chống đối việc sử dụng open-source software tại hội đồng, giờ đã nắm quyền cùng với SPD. Chính liên minh giữa các chính trị gia của CSU và SPD dẫn tới quyết định quay trở về Windows 10 trong đầu năm nay.

Theo một nguồn tin trong Munich cho biết khoảnh khắc “giọt nước tràn li” của project bắt đầu từ sự ra đi của thị trưởng Christian Ude trong 2014, một trụ cột của LiMux project.

“Đó mới là nguyên nhân thật sự, nếu bạn không có bất cứ sự hỗ trợ chính trị nào, thì bạn cũng sẽ thua luôn trên mặt kĩ thuật.” – họ nói, cho rằng quyết định này hoàn toàn bắt nguồn thuần túy từ chính trị.

Vẫn chưa rõ tính đúng sai nhưng ngày sống của LiMux giờ đã gần cạn kiệt, cho dù Munich có thay đổi ý định thì vẫn vấp phải sự chống đối của hội đồng.

“Mọi thứ đã quá trễ, rất nhiều người quyết định rời bỏ công ty” – Nguồn tin cho biết.

“Cho dù hội đồng có muốn tiếp tục với LiMux thêm vài năm nữa thì các ban ngành cũng đã chia đàn xẻ nghé. Trong khi một số vẫn muốn bám trụ thì số khác đã sẵn sàng nhảy qua Windows.”

Liệu thử nghiệm open-source của Munich có được xem như là một thất bại?

Có nhiều báo cáo về các vấn đề phát sinh trên software khi chuyển qua LiMux, thế nhưng mọi thứ đều trong mức độ cho phép. Mặt khác, chúng ta cũng chỉ mới xác nhận một phần nhỏ nhân viên là có muốn quay trở về lại Windows.

Do đó, sẽ là quá sớm để đánh giá sự thành công của LiMux project bởi vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi về Windows sẽ cải thiện sự hài lòng của nhân viên tới mức nào tại Munich.

Microsoft cũng cho biết rằng hội đồng sẽ có thể chuyển qua phiên bản mới của Windows  Microsoft Office nhanh hơn nhiều lần so với hồi LiMux vốn chỉ mới kết thúc trong 2013. Tuy vậy, theo như dự đoán thì lần thay đổi này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn lên các nhân viên của Munich, cũng như nhiều người lo lắng rằng Windows 10 có thể đáp ứng được mọi yêu cầu được đưa ra ngay sau khi quá trình chuyển giao được hoàn thành vào 2023.

FSFE’s Kirschner cho rằng “công ty nên tập trung vào vấn đề của tổ chức, vốn sẽ là thách thức rất lớn. Tại sao họ lại chọn thời điểm này để thực hiện quá trình chuyển giao chứ?”

Dù thế nào đi nữa, cho đến khi quá trình kết thúc vào năm 2023, thì rất nhiều nhân viên của hội đồng cũng đã dùng Linux desktop, LibreOffice và open-source software khác được hơn 10 năm.

Với Vignoli, khoảng thời gian này cho thấy LiMux project không phải là một thất bại, mà nên được xem như là sự xác nhận các tổ chức lớn có thể hoạt động tốt với các open-source software.

“Với hơn 12 năm tồn tại, theo cách nhìn của ITer, thì nó không hề là một thất bại tí nào!”

Techtalk via techrepublic

0