Việc một Tester hoặc một Dev giao tiếp với những người khác quan trọng như thế nào?
Để bắt đầu cuộc thảo luận về topic trên, tôi muốn lấy một ví dụ có thật: Một người chồng và một người vợ sống trong cùng một nhà, không giao tiếp với nhau. Hoặc có thể nói rằng họ không có gì để nói với nhau. Họ chỉ gửi tin nhắn cho nhau khi có việc quan trọng. Mặt khác, cả hai đều bận rộn ...
Để bắt đầu cuộc thảo luận về topic trên, tôi muốn lấy một ví dụ có thật:
Một người chồng và một người vợ sống trong cùng một nhà, không giao tiếp với nhau. Hoặc có thể nói rằng họ không có gì để nói với nhau. Họ chỉ gửi tin nhắn cho nhau khi có việc quan trọng. Mặt khác, cả hai đều bận rộn trong cuộc sống riêng của họ và không làm phiền/quan tâm nhiều về nhau. Điều gì xảy ra sau những ngày đó? Sự chán nản tăng dần, sự bực bội cộng thêm, vẻ ngoài phẫn nộ và một sự đổ vỡ xảy ra. Một mối quan hệ chỉ mạnh nếu có sự giao tiếp thường xuyên, hiếm khi cãi lộn và nhiều những sự đồng tình và những buổi kỉ niệm với nhau.
Bây giờ, cùng so sánh tình huống trên với vòng đời phát triển phần mềm.
Mối quan hệ của dev và tester cũng tương tự, những người làm việc cho một dự án để làm cho dự án đó thành công. Không có dự án nào trên thế giới thành công nhờ các công cụ, ngân sách, các mã lệnh hay cơ sở hạ tầng. Đó luôn là những con người thật, những người đã tạo nên một dự án thành công. Và để tạo nên những thành công, làm việc theo nhóm là cần thiết, không phải cá nhân đơn lẻ.
Sau khi viết ra những dòng ngắn gọn đó, tôi muốn bạn có một sự đi sâu để hiểu tại sao tester và dev nên giao tiếp/ làm việc theo một nhóm.
Tại sao tester và dev nên giao tiếp và làm việc theo nhóm?
Đầu tiên, hãy bao quát những lợi ích có được là gì nếu tester và devs làm việc như một team:
#1. Dự án được mặc định là thành công
Khi các dự án không thấy được đội phát triển và đội kiểm thử cãi vã thường xuyên vì những vấn đề nhỏ nhặt và cái tôi của mình, dự án được đảm bảo sẽ thành công. Hầu hết thời gian, đội phát triển và đội kiểm thử chơi một trò chơi về sự giao phó. Vâng, đó là sự giao phó bug. Mọi người đều muốn thể hiện vấn đề đó là từ phía kia. Nếu nó được hiểu rằng cuối cùng vấn đề nằm ở bên trong dự án và nếu cố gắng để giải quyết nó cùng nhau, tất cả các vấn đề khác có thể được biết đến.
#2. Sự phát triển cá nhân:
Mọi người phát triển vì một cuộc cạnh tranh lành mạnh và không có những trận đấu ngầm. Những ý kiến được chia sẻ và những gợi ý được chấp nhận mang đến cho mọi người một cơ hội để phát triển.
**#3. Sự phát triển theo nhóm **
Cuối cùng, một nhóm trở nên mạnh hơn và đủ khả năng, bởi có những thành viên luôn thấu hiểu nhau và tôn trọng công việc của nhau.
#4. Học hỏi cho tương lai
Sau khi bàn giao một dự án thành công, mọi người đều học hỏi, trau dồi thêm kiến thức. Dự án trong tương lai của nhóm trở lên thành công hơn, không có rắc rối và suôn sẻ.
Ok, chúng ta đã tìm hiểu về những lợi ích khi làm việc theo nhóm hơn là một dev hay tester đơn lẻ, nhưng làm thế nào để làm việc theo nhóm?
Tester và Dev: sự giao tiếp chính là chìa khóa.
Những ý tưởng để làm việc theo nhóm:
#1. Rời bỏ công việc liên quan đến cái tôi:
Cố ý hoặc vô tình, chúng ta mang theo cái tôi đến nơi làm việc. Chúng ta nghĩ chúng ta đang làm việc tốt nhất (mà không nghi ngờ gì về điều đó) nhưng điều đó không có nghĩa là những người khác làm không tốt.
Nếu một dev nghĩ rằng mọi khiếm khuyết được báo cáo cho một mô-đun mà anh ta phát triển là kém cỏi, tầm thường, một ý tưởng tệ hại hoặc một sự nỗ lực phiền phức, khiếm khuyết đó chính là một vấn đề về cái tôi hơn là một bug. Nếu một tester nghĩ rằng cái bug mà anh ta báo cáo bị bác bỏ vì dev muốn làm tổn thương, vì dev không muốn xử lí bugs, vì dev nghĩ tester không hiểu đúng hoặc vì dev nghĩ anh ta là một dev và anh ta làm tốt nhất....những ý tưởng và lỗi trong quá trình kiểm thử, cả hai đều sẽ giảm dần.
Bằng việc thể hiện và hành động theo cái tôi, chúng ta đang tự tước đi sự phát triển của chính chúng ta và quá trình làm việc của những người khác.
Vậy, nếu có thể, đừng nghĩ rằng bạn đang là một tester, trước tiên hãy nghĩ bạn là một thành viên nhóm, những người đang làm việc chăm chỉ để làm mọi thứ đúng. Đừng bị tổn thương khi bugs bị bác bỏ, nhưng hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân đằng sau đó. Đừng tự dừng lại khi biết thời gian dự tính cho việc kiểm thử đã hết. Đừng tự đánh giá quá thấp bản thân bằng việc chấp nhận rằng sự phát triển là một công việc tuyệt vời và cuối cùng đừng tự tin thái quá bằng việc giả định rằng bạn vượt trội hơn hẳn vì bạn đang tìm kiếm những vấn đề từ công việc của người khác.
#2. Hãy thực tế
Là một tester, thời gian khó khăn nhất phải đối mặt là khi bugs mà bạn báo cáo bị bác bỏ. Hãy thực tế, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự bác bỏ, cố gắng tìm hiểu những gì bạn đã hiểu lầm hoặc đã giả định, cố gắng thuyết phục dev hoặc quản lí dự án nếu bạn nghĩ rằng trường hợp bạn trình bày là đúng và cố gắng tiếp tục.
#3. Đặt ưu tiên dự án
Luôn luôn nhìn bức tranh lớn hơn và đặt ưu tiên mọi thứ một cách phù hợp. Dự án quan trọng hơn một bug hoặc một cá nhân. Để cái tôi của bạn ra sau và đi tới bàn dev, thảo luận, chia sẻ, tìm hiểu và làm việc một cách phù hợp.
#4. Kiên trì
Mọi thứ không thay đổi hàng đêm, vì vậy hãy kiên nhẫn và làm tốt công việc. Đừng mất đi động lực, sự thúc đẩy khi thỉnh thoảng một ai đó nhận xét tiêu cực hoặc một dev làm ngơ bug/ gợi ý của bạn.
#6. Chấp nhận rằng con người có thể nhầm lẫn:
Sau khi tìm ra một bug nghiêm trọng, đừng làm nó thành một trò cười trước mặt dev. Hãy hiểu rằng cách mà một tester làm việc dưới sự khủng hoảng về thời gian và ngân sách, tình trạng tương tự cũng được áp dụng với dev. Không ai có thể xây dựng được một phần mềm không có bugs, đồng nghĩa với việc kiểm thử sẽ không tồn tại. Vì vậy, hãy hiểu vai trò của bạn và hỗ trợ trong việc chấn chỉnh những vấn đề hơn là làm chúng thành trò cười.
#7. Hiểu nhiều nhóm luôn làm việc tốt hơn một nhóm đơn lẻ:
Một nhóm kiểm thử cô lập với tất cả đội phát triển không thể năng suất. Khi một tester điều chỉnh được chính anh ấy/ cô ấy giữa các devs và phát triển một mối quan hệ tương hỗ, một môi trường nhóm tốt được tạo lên và khi tất cả các devs và testers làm việc cùng nhau, cả hai bên cùng có lợi.
Tôi sẽ kết luận topic này như sau:
Nếu bạn nghĩ bạn là một người dọn dẹp, bạn sẽ luôn là một người dọn dẹp.
Nhưng:
Nếu bạn nghĩ bạn đang cố gắng để làm thế giới tốt hơn và làm sạch và bắt kịp với những người thu gom rác và đặt trong những nỗ lực để làm mọi thứ một cách có chiến lược, thế giới chắc chắn sẽ tốt hơn.